Lợi ích "vàng" từ việc ăn rau cần tây cho mẹ bầu
Rau cần tây được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá không chỉ giàu khoáng chất, vitamin và dinh dưỡng, trong cần tây còn có một lượng lớn các chất kích thích tố và tinh dầu, nên nó được đánh giá là một thảo dược quan trọng trong đời sống.
Kết quả phân tích trong 100g lá cần tây có chứa 88% nước, 6,3% protein, 0,6% lipit, 2,1% chất khoáng tố vi lượng như canxi, phốtpho, sắt, 1,4% chất xơ và 1,6% đường, lượng calorie chỉ có 37%.
Rau cần tây rất cần thiết cho dinh dưỡng thai kỳ của bà bầu.
1. Rối loạn tiêu hóa: một muỗng hạt cần tây ngâm trong một ly sữa trong 5 – 6 giờ, sau đó nghiền hạt trong sữa và uống sẽ giúp trị các chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, sình bụng.
2. Mất ngủ kinh niên: nước ép rau cần trộn chung với một muỗng mật ong làm thành thức uống ngon miệng, uống mỗi tối trước khi lên giường sẽ giúp thư giãn để đi vào giấc ngủ êm ái.
3. Nhuận tràng:Cọng cần tây giúp nhuận tràng tốt do chứa nhiều nước và chất xơ.
4. Bệnh đường hô hấp: hạt cần tây có tác dụng làm giảm co thắt nên được dùng chữa hen suyễn, viêm phế quản, viêm màng phổi và bệnh lao phổi.
5. Ngừa cảm cúm:Đó là nhờ thành phần vitamin C dồi dào có chứa trong cần tây.
6. Tốt cho dạ dày: Những chất khoáng từ nước ép cần tây có tác dụng cân bằng pH máu trong cơ thể và trung hòa lượng axít trong dạ dày.
7. Tăng cường thể lực: Khi tập luyện thể hình, nước ép cần tây giống như thuốc bổ giúp gia tăng chất điện phân và nước cho cơ thể nhờ chứa nhiều khoáng chất.
8. Chữa cảm cúm: Hày ăn rau cần tây bằng hình thức xào, nấu canh hoặc ăn sống cùng với cháo nóng.
9. Mụn nhọt và viêm nhiễm: Giã nát rau cần để đắp lên vết thương.
10. Huyết áp cao: Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.
11. Bệnh phong thấp và gout: các nguyên tố kiềm trong cần tây có tác dụng trung hoà các chất axít, nhờ đó rau cần có thể hỗ trợ chữa được các bệnh do axít tăng cao trong máu như urê huyết cao, nhiễm trùng máu, bệnh phong thấp và bệnh gout. Lấy hạt đun lấy dịch chiết rồi uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả cao hơn dùng lá tươi.
12. Viêm dây thần kinh: uống dịch ép từ 100g rau cần tây phối hợp dịch ép củ càrốt tươi có thể giúp cải thiện được bệnh viêm dây thần kinh, chứng bệnh gây ra do sự thoái hoá lớp vỏ bọc các dây thần kinh. Phương thuốc này giúp giảm các triệu chứng đau đớn và ngăn chặn sự thoái hoá trên.
13. Tăng cường sức khỏe xương: Cần tây giúp thúc đẩy và tăng cường hệ thống miễn dịch. Các chất chlorophyll chống lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Nó cũng có hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe của xương, làm giảm nguy cơ loãng xương quá. Đặc biệt trong thai kỳ.
Mặc dù rau cần tây có rất nhiều lợi ích với bà bầu nhưng không nên ăn thường xuyên với thịt bò hoặc lòng của gia cầm: vì ăn nhiều thịt, ít rau rất dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gout. Nên chọn lựa kỹ các cành lá trước khi dùng: những nhánh khô giòn nên loại bỏ, chỉ dùng những phần xanh tươi của thân lá vì còn giữ được nhiều vitamin. Rau cần có thể làm sảy thai khi sử dụng liều lượng cao (dịch ép trên 500g): vì gây co thắt mạnh ở cơ tử cung. Do đó, phụ nữ đang mang thai cần cẩn thận khi ăn rau cần. Nam giới không nên lạm dụng: rau cần tuy giúp giữ vững phong độ của các đấng mày râu nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hiệu quả ngược với mong muốn.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua