Lựa chọn và sử dụng thớt đúng cách để không rước bệnh cho cả nhà
Sai lầm khi sử dụng thớt nhiều người mắc phải
Chế biến thức ăn sống, chín trên cùng một chiếc thớt
Thói quen nguy hiểm này thường gặp ở nhiều gia đình. Nên nhớ, thực phẩm tươi sống như thịt, cá, cua ốc... đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng... cho dù có chà rửa kỹ thì cũng chỉ làm sạch bề mặt, còn những vi khuẩn nhỏ li ti đã bám vào trong sớ gỗ rồi thì chúng không thể trồi ra mà vẫn nằm lại đó và tiếp tục sinh sôi nảy nở...
Vì vậy, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín (thường là ăn luôn, không nấu lại), những vi khuẩn này sẽ bám vào thức ăn, gọi là lây nhiễm chéo.
Mỗi gia đình nên có tối thiểu hai cái thớt, một dùng cho thực phẩm tươi sống, một cho thực phẩm chín. Nếu gia đình có trẻ nhỏ thì nên sắm thêm cái thứ 3 cho riêng biệt.
Không chà rửa thớt đúng cách sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng thớt, nhiều người thường chỉ rửa sạch bằng mắt thường sau đó treo khô thớt lên. Hoặc nhiều bà nội trợ rửa thớt xong lại để thớt nằm ngang, khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Không thay thớt sau thời gian sử dụng
Thông thường sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Do đó, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay một lần.
Sử dụng thớt đã ẩm mốc, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo
Thớt gỗ sau một thời gian dùng dễ bị thấm nước, bị mùn, nứt nẻ, nhiều vết cắt đan chéo nhau, thậm chí còn bị ẩm mốc... khiến các loại ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Nếu tiếp tục sử dụng, bạn sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Cách tốt nhất là nên thay thớt mới sau 6 tháng. Nếu sử dụng nhiều, bà nội trợ nên thay thớt sớm hơn.
Sử dụng 2 mặt thớt
Hầu hết chúng ta thường sử dụng hai mặt của thớt. Đây là sai lầm phổ biến. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt và tách riêng thớt dùng cho thực phẩm sống, chín.
Cách chọn thớt an toàn
Trên thị trường có bày bán nhiều loại thớt bằng chất liệu như thớt gỗ, thớt nhựa, thớt thủy tinh… với hình dạng và màu sắc bắt mắt, ngoài những loại có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng còn xuất hiện những loại không nguồn gốc. Vì vậy tốt nhất bạn hãy chọn mua thớt có nguồn gốc rõ ràng.
Đối với thớt gỗ, bạn nên chọn mua loại thớt làm từ gỗ cây sồi, cây bạch quả, tạo giác, bu lông hoặc cây liễu. Đây là những loại thớt tốt nhất.
Không chọn thớt thớ ngang vì khi dùng loại này để cắt thức ăn thì nước, thực phẩm sẽ dễ đi theo sớ gỗ, thẩm thấu rất nhanh vào bên trong thớt. Khi rửa cho dù bạn đã làm sạch bề mặt, nhưng nước thực phẩm đã thẩm thấu vào sâu bên trong không thể trồi ra được. Nếu tiếp tục cắt thức ăn thì các mùn gỗ sẽ bong lên, trộn lẫn vào thực phẩm sạch, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nên chọn loại xẻ dọc theo thân cây, vì nước, thực phẩm thừa sẽ nằm trên mặt thớt, lúc vệ sinh thớt thì những thứ này sẽ trôi đi một cách dễ dàng.
Ưu điểm của thớt gỗ là độ đàn hồi tốt, không dễ làm hư hại dao, thớt khó bị biến dạng và nứt, không có mùn, khả năng chống ẩm, nấm mốc tốt, có tác dụng khử trùng tự nhiên, dễ làm sạch, thớt dày dặn, chắc chắn, bề ngoài đẹp, có độ bền cao.
Tuy nhiên thớt gỗ cũng có nhược điểm là thường có mùn, dễ thấm hút nước, nhanh cong vênh và bị nứt, mục sau một thời gian sử dụng. Những khe nứt trên thớt là nơi lưu giữ lại những mảnh vụn của thức ăn, do đó cũng chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Thớt nhựa
Các loại thớt làm từ nhựa, hoặc từ gỗ có màu sắc bắt mắt thường được các nhà sản xuất pha chế, sơn phết bằng chất tạo màu có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Các bà nội trợ không nên mua sản phẩm lòe loẹt, có sơn màu để đảm bảo an toàn cho cả nhà.
Lưu ý khi dùng thớt nhựa: Thớt nhựa không thích hợp để thái một số thực phẩm có nhiều chất béo vì sẽ rất khó làm sạch. Dùng thớt nhựa để băm thức ăn sẽ khiến dao bị cùn nhanh, những mảnh nhựa trên thớt còn có thể văng ra lẫn vào thực phẩm, nếu tích tụ trong thời gian dài có thể gây ra các bệnh về gan, thận.
Sử dụng và bảo quản thớt đúng cách
Với thớt gỗ, khi sử dụng lần đầu bạn nên ngâm thớt trong dầu thực vật khoảng 2 tiếng để thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt trong quá trình sử dụng.
Cách vệ sinh thớt: Sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít muối hoặc nước rửa bát, sau đó dùng nước nóng tráng qua, để khử trùng, diệt nấm mốc. Sau đó lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng. Tránh phơi thớt trực tiết dưới ánh mặt trời.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- Nấu phở bò sốt vang muốn thịt mềm, thơm ngon nhớ thêm gia vị này
- Thả thứ này vào luộc cua ghẹ thịt chắc nịch thơm ngon, đậm đà ai cũng thích
- Cơm nguội còn thừa đừng rang theo cách cũ, làm thế này ăn ngon, trẻ con cũng thích
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua