Mách bà bầu cách ăn uống thoải mái mà không bị thừa cân
Thường xuyên chia sẻ nhiều kinh nghiệm chăm con trên mạng xã hội, Jell Thương (26 tuổi) nhận được sự quan tâm, yêu mến từ các bà mẹ. Dưới đây là chia sẻ của cô về chế độ dinh dưỡng giúp mang thai khỏe mạnh không lo thừa cân cùng Zing.vn:
Trong cả thai kỳ, số cân nặng lý tưởng mẹ bầu nên tăng là từ 9 kg-13 kg, em bé sinh ra có cân nặng phù hợp từ 2,8 kg-3,7 kg. Việc tăng cân quá nhiều, thai quá to sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé: mẹ dễ mắc tiểu đường thai kỳ, không thể sinh thường, con sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, cao huyết áp.
Vậy các mẹ nên ăn thế nào để thai nhi có sự phát triển tốt nhất mà mẹ và con không thừa cân? Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân, cùng tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa và những tài liệu nước ngoài từng tham khảo, hy vọng sẽ giải đáp được băn khoăn này.
Nguyên tắc ăn uống khi mang thai
Tôi từng chứng kiến có bà bầu ăn tới 40 quả trứng/tháng, 3 quả trứng ngỗng mỗi tuần hay cá chép, chim hầm mỗi ngày một con... Điều này khiến mẹ bầu dễ bị táo bón, mắc các bệnh về mạch máu do thừa đạm và cholesterol. Đặc biệt, tạo tâm lý sợ ăn cho thai phụ, mất cảm giác ngon miệng.
Theo bà mẹ 9X, phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng, phong phú nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng, phong phú, cân đối để đủ dinh dưỡng, tâm lý thoải mái. Bạn không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm vì sẽ gây thiếu chất.
Không phải loại thực phẩm nào nhiều đạm, chất béo hay đắt tiền đều có lợi. Quan trọng, thực đơn của bạn phải "sạch" và đủ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên kiêng quá nhiều thực phẩm vì những lời truyền miệng, thiếu cơ sở khoa học.
Rau, củ, quả, hạt: Ăn càng nhiều càng tốt để đủ vi chất, nước và chống táo bón. Tôi luôn ưu tiên các loại rau họ cải (giàu axit folic), rau củ quả có màu sắc sặc sỡ. Tôi không kiêng tuyệt đối một loại rau củ cụ thể nào.
Quan niệm dân gian ở một số nơi cho rằng, thai phụ nên ăn nhiều mồng tơi cho dễ đẻ. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm giàu đạm, ăn nhiều gây khó tiêu, đầy hơi hoặc đi ngoài. Một số loại rau, quả bạn cần kiêng vì có căn cứ như rau ngót, nhãn có thể là tăng co bóp tử cung, dẫn đến sinh non hoặc cà pháo và các loại măng vì có chứa độc tố tự nhiên.
Đồ uống: Mỗi ngày tôi uống 2-3 lít nước các loại, bao gồm nước lọc, nước canh, nước hoa quả. Tôi uống nước 1 lần/giờ, không để tới khi khát mới uống. Bạn uống đủ nước là khi đi tiểu nước trong. Tốt nhất, bạn không nên dùng đồ uống có đường (sữa có đường, nước hoa quả thêm đường), trừ khi mẹ bị còi cọc, thiếu năng lượng.
Mẹ Jell Thương cùng con gái.
Hải sản: Đây là nguồn bổ sung đạm, i-ốt, canxi lành mạnh. Một số loại cá thai phụ không nên ăn như cá cờ, cá kiếm, cá mập. Loại cá cần hạn chế ăn như cá ngừ (chỉ nên ăn 140 g/tuần), cá thu, cá hồi, cá trích (ăn dưới 2 lần/tuần). Chúng có thể chứa nhiều thủy ngân, kim loại này rất nguy hiểm cho sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
Bên cạnh đó, các mẹ hoàn toàn có thể ăn các loại thực phẩm khác như ngao, sò, ốc, hến, tôm, cua,... Tuy nhiên cần phải nấu chín kỹ để tránh vi khuẩn. Không có chuyện ăn ốc thì con sau này lắm dãi, trẻ sơ sinh nhiều dãi là do sắp mọc răng, hoặc bị nhiễm trùng đường miệng.
Các món sống như sushi có thể ăn nhưng nên lựa chọn phần cá nguyên liệu đã được cấp đông đúng tiêu chuẩn trước khi chế biến (việc cấp đông, đông lạnh đúng cách sẽ giúp tiêu diệt ký sinh trùng). Nếu không tin tưởng vào nguyên liệu của nhà hàng thì ăn các loại sushi chín, sushi rau quả.
Sữa bầu: Thực chất không phải là "sữa", đây là một dạng thực phẩm bổ sung với thành phần chính là sữa bột và các vitamin tổng hợp nhân tạo. Là các chất tổng hợp nhân tạo nên lượng hấp thu không cao, dễ bị đào thải ra ngoài qua da và phân. Mẹ bầu không bắt buộc phải sử dụng loại sữa này.
Thuốc bổ: Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc bổ theo kinh nghiệm cá nhân hoặc của người khác. Tất cả các loại thuốc sử dụng nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bổ sung vitamin D : Nhiều chị em vẫn truyền tai nhau, ngoài uống các loại thuốc bổ cơ bản nên sử dụng thêm vitamin D. Theo tôi, khí hậu nước ta có điểm khác biệt so với các nước châu Âu, thời tiết nắng nóng, vì vậy bổ sung thêm vitamin D là không cần thiết. Bạn có thể tắm nắng để bổ sung vitamin tự nhiên vào các khung giờ sau:
- Mùa hè: trước 7 h
- Mùa thu, đông: trước 8 h
- Tổng thời gian: khoảng 120 phút/tuần nếu chỉ tắm vùng mặt, 45 phút nếu chỉ vùng mặt và tay chân, 15 phút nếu tắm nắng toàn thân.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bà bầu cảnh giác có thể bị sảy thai nếu thấy xuất hiện dấu hiệu này
- Xuất hiện dấu hiệu này, bà bầu cảnh giác có thể bị sảy thai
- Cách làm cá diếc hầm cho bà bầu chán ăn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua