Mách bạn bài thuốc gia truyền chữa bệnh đau gót chân dứt điểm
Đau gót chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới,… Nhưng thường gặp nhất là viêm cân gan bàn chân.
Viêm cân gan bàn chân có bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn thương. Nếu cân gan chân bị kéo căng quá mức, lặp đi lặp lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót.
Đau gót chân chủ yếu do viêm cân gan bàn chân
Vì sao bị đau gót chân?
Viêm cân gan chân là nguyên nhân hay gặp nhất của đau mặt dưới gan chân. Cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân. Khi hoạt động, các động tác dồn lực nhiều lên gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ tác động lên cân gan chân, ban đầu gây kích thích cơ học, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Ở những người có bề mặt gan chân bất thường, ví dụ quá phẳng hoặc quá lõm hoặc béo phì, làm nghề phải đi bộ lâu hay đứng lâu... là những yếu tố thuận lợi gây ra chứng đau gan chân.
Bệnh đau gót chân có nguy hiểm không?
Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhiều khi ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, gây cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát nếu điều trị không triệt để.
Chữa bệnh đau gót chân bằng phương pháp gia truyền
Theo đông y gan bàn chân là nơi quy tụ nhiều huyệt đạo, khi khí, huyết kinh mạch không thông bị ứ trệ, máu không tuần hoàn lưu thông tốt đến gan bàn chân gây ra viêm, sưng, đau. Trong y học phương đông có câu ” Thận chủ cốt” tức là mọi chứng bệnh đau nhức về cơ, gân, xương cốt đều do thận mà ra. Thận là bộ phận quyết định đến mọi chức năng của gân cốt.
Vì vậy cách chữa bệnh đau gót theo đông y là chữa từ căn nguyên gây bệnh tức là nếu thận hư thì bổ thận ích khí, tăng cường chức năng của thận nếu khí hư dẫn đến khí huyết, kinh mạch không thông thì hành khí – hoạt huyến làm tăng lưu thông khí huyến dẫn đến máu lưu thông đến tứ chi tốt hơn đồng thời đưa những vị thuốc thảo dược có tính kháng viêm mạnh để tiêu viêm trừ thấp, khi bệnh hết viêm, sưng, khí huyết lưu thông thì hết đau, bệnh không còn.
Gần đây dân mạng "mách" nhau, bài thuốc Đông Y Túc Dược Hoàn của Nhà thuốc Tâm Đức trị khỏi chứng đau gót chân, đau gan bàn chân do viêm cân gan chân do gai gót chân hay suy tĩnh mạch chi dưới cho nhiều người, giúp họ không còn cảm giác đau, khó chịu khi đi lại, có cuộc sống thoải mái hơn. Bài thuốc được bào chế từ 9 loại thảo dược tự nhiên quý hiếm trong rừng sâu như: Đẳng sâm, đương quy, độc hoạt, ngưu tất, xuyên khung …
Với truyền thống làm thuốc nhiều năm cùng nhiều kinh nghiệm quý báu cha ông để lại, bài thuốc gia truyền Túc Dược Hoàn của nhà thuốc Tâm Đức đã điều trị khỏi chứng đau gót chân, đau gan bàn chân do viêm cân gan chân do gai gót chân hay suy tĩnh mạch chi dưới cho nhiều người, giúp họ không còn cảm giác đau, khó chịu khi đi lại, có cuộc sống thoải mái hơn. Thầy T, nhà thuốc Tâm Đức chia sẻ.
Một số lưu ý để phóng tránh bệnh đau gót chân
- Mang giày không phù hợp, quá cao hoặc quá cứng, kích thước không hợp lý dễ gây viêm cân gan.
- Thường xuyên đi chân không, đặc biệt nơi mặt sàn cứng.
- Phụ nữ có thai hoặc những người béo phì có khối lượng cơ thể lớn, gây áp lực lên cân gan bàn chân.
- Khởi động không kỹ trước khi vận động mạnh hoặc đi bộ, chạy nhảy, chơi thể thao quá nhiều,…
- Ngoài ra, do cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh hoặc phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh dễ mắc bệnh viêm cân gan bàn chân hơn.
- Để cho lưng, chân được nghỉ ngơi sau khi thực hiện hoạt động nặng hoặc làm việc trong thời gian dài.
- Đảm bảo bạn có một giấc ngủ tốt, đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
- Ăn những thức ăn giúp năng lượng cho thận như canh xương thịt bò, tôm, sò, đậu nành hay đậu phụ...
Phong Dao ( Tổng Hợp)
Theo Gia Đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua