Dòng sự kiện:

Mẹ bầu ăn lạc tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ gấp 4 lần?

22:53 11/11/2015
Việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ.
 [mecloud]ytwTuIqKyU[/mecloud]

Trong hạt lạc có chứa nhiều axit folic, rất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axit folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.


 

Hạt lạc chứa 40 – 50% chất béo, chứa 20% chất đạm với nhiều axit amin quý, có nhiều muối khoáng, vitamin B và nhiều hoạt chất sinh học giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy, ổn định đường huyết, ngăn ngừa sỏi mật, phòng chống trầm cảm, phòng chống ung thư, tim mạch…

Thực phẩm này còn  cung cấp tryptophan, một axit amin thiết yếu và quan trọng đối với việc sản xuất seronin, một trong những hóa chất trong não quan trọng liên quan đến quy định tâm trạng. Khi một người bị trầm cảm, lượng seronin được tiết ra từ các tế bào thần kinh não bộ nhằm chống lại trầm cảm. Trytophan có thể làm tăng tác dụng chống trầm cảm bằng cách làm ra tăng lượng seronin trong máu.



Trước đây, phụ nữ được khuyên là nên tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như lạc hay các loại hạt trong suốt thời kỳ mang thai và khi cho con bú,nên tránh không ăn lạc cho tới khi được 3 tuổi. Mục đích của những khuyến cáo này là nhằm giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng và nhạy cảm, từ đó giảm nguy cơ phát triển dị ứng với lạc từ thời thơ ấu.

[mecloud]x1cyGOGo0k[/mecloud]

Trong một nghiên cứu thuộc bệnh viện nhi Boston (Boston Children’s Hospital) mới nhất đã bác bỏ ý kiến trên và khẳng định, bà bầu ăn lạc an toàn và không cần lo lắng vì có thể bị dị ứng thai nhi. Dù vậy, mẹ bầu cần biết thêm rằng ăn lạc rất dễ mắc chứng đầy bụng, khó tiêu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón khi mang bầu. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt bởi ăn nhiều sẽ rất dễ gây chứng chướng bụng. 


“Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy, tăng lượng tiêu thụ lạc ở mẹ mang thai, những người không bị dị ứng với lạc liên quan tới tỷ lệ dị ứng lạc thấp hơn ở thế hệ con cái của họ”, tác giả cấp cao của nghiên cứu, Michael Young, MD, thuộc Khoa Nhi của bệnh viện Boston về dị ứng và miễn dịch học cho biết. “Nếu cô ấy không bị dị ứng với lạc, chẳng có lý do gì để cô ấy phải tránh ăn lạc trong suốt thời kỳ mang thai”.

Bên cạnh đó, Viện hàn lâm nhi khoa của Mỹ đã đưa ra lời khuyến nghị trên vào năm 2000. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến năm 2007, số lượng các ca dị ứng lạc tại Mỹ đã tăng lên gấp ba, làm cộng đồng y tế phải xem xét lại lời khuyến nghị này. Dựa trên việc thiếu các bằng chứng hỗ trợ về phòng tránh trong chế độ ăn uống, tổ chức này đã hủy bỏ khuyến nghị trên vào năm 2008.


“Không ai có thể khẳng định rằng lời khuyến nghị, tránh dùng lạc là có liên quan tới số lượng ca bị dị ứng với lạc tăng lên, quan sát thấy trong những thập niên 90 và đầu những năm 2000, nhưng có một điều chắc chắn, đó là nó đã không làm ngừng gia tăng các ca dị ứng với lạc. Rõ ràng là cần có một cách tiếp cận mới, mở đường cho một nghiên cứu mới”.


Trong khi đó, một nhóm các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine ( Montreal) cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé. Anne Desroches, bác sĩ dị ứng, cùng các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 7 năm nhằm tìm ra các yếu tố là nguyên nhân xuất hiện bệnh dị ứng. Kết quả cho thấy việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho đứa trẻ. 

Mặc dù, lạc là nguồn cung cấp axit folic, chất không thể thiếu cho việc phát triển nơ ron thần kinh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ta vẫn có thể thay thế loại thực phẩm này bằng đậu Hà Lan, loại thực phẩm này có chứa axit folic nhiều hơn và ít chất béo hơn. Việc sử dụng lạc trong thời kỳ mang thai vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi, vì vậy các mẹ bầu hãy sử dụng có chọn lọc với số lượng vừa phải để không làm ảnh hưởng đến thai nhi nhé!

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam