Mẹ bầu cần 'thuộc lòng' thói quen sau để tránh khó ngủ trong thai kỳ
1. Uống nước
Mẹ bầu nên uống nhiều nước trong ngày và giảm thiểu lượng nước vào ban đêm để tránh tình trạng thường xuyên phải đi tiểu gây khó ngủ, mất ngủ.
2. Thường xuyên vận động.
Bạn nên tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe tốt và cải thiện tuần hoàn (làm giảm chuột rút chân ban đêm). Tránh tập thể dục trước khi đi ngủ, vì tập thể dục vào thời điểm này khiến cơ thể tiết ra adrenaline gây mất ngủ vào ban đêm.
3. Giảm căng thẳng và lo lắng
Căng thẳng và lo lắng là thủ phạm chính khiến mẹ bầu ngủ không ngon giấc. Mẹ nên nhớ rằng, lo lắng sẽ chỉ là ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Bạn hãy tâm sự với chồng hoặc với bạn bè của mình về những vấn đề của cuộc sống làm bạn lo lắng và cảm thấy khó chịu để được lắng nghe những lời khuyên hữu ích.
4. Tập những thói quen tốt trước khi đi ngủ
Nếu bạn tập cho mình những thói quen phù hợp, nhẹ nhàng, dễ chịu trước khi đi ngủ, chắc chắn bạn sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Khi sắp đi ngủ, mẹ bầu nên uống trà hoặc sữa nóng, đọc một vài trang sách, nghe nhạc du dương và hát cho con nghe.
5. Nằm đúng tư thế
Khi thai được 20 tuần tuổi, nằm nghiêng bên trái là tư thế tốt nhất giúp tối ưu hóa lưu lượng máu đến thai nhi, tử cung và thận của bạn. Mẹ bầu nên tránh nằm ngửa khi ngủ.
6. Tránh ợ nóng
Để tránh ợ nóng, mẹ bầu không nên nằm ngửa trong khoảng 1-2 tiếng sau bữa ăn. Nếu bạn hay bị ợ nóng, hãy kê cao gối khi ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị cay, nóng, đồ chiên, hoặc chứa axit vì chúng có thể khiến bạn bị ợ nóng nhiều hơn.
7. Ngủ trưa
Nếu bạn bạn không ngủ đủ giấc vào ban đêm, hãy ngủ một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để giảm mệt mỏi. Hãy chọn một nơi yên tĩnh và thư giãn để ngủ trong nửa tiếng.
8. Nâng đỡ cơ thể đúng cách
Đã đến lúc mẹ bầu cần sắm những chiếc gối để nâng đỡ cơ thể rồi. Để thỏa mái nhất, bạn hãy kê thêm một chiếc gối dưới chân.
9. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Để ngủ ngon giấc vào ban đêm, bạn không nên uống cà phê hoặc rượu. Nếu bạn ốm nghén và luôn cảm thấy buồn nôn, hãy ăn nhẹ thường xuyên. Giữ cho bụng không bị đói cũng giúp bạn giảm buồn nôn. Duy trì chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng không những tốt cho mẹ, cho bé mà còn giúp bạn ngủ ngon hơn.
10. Đến gặp bác sĩ
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu bị mất ngủ kéo dài. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và những chỉ dẫn để đảm bảo sức khỏe cho bạn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách làm cá diếc hầm cho bà bầu chán ăn
- Cách đơn giản điều trị viêm xoang cho bà bầu
- Công dụng của củ cải đỏ đối với bà bầu
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua