Mẹ bầu có nên đi bơi có tốt không?
Bà bầu đi bơi có tốt không?
Theo bạn thì bà bầu có nên đi bơi không? để có thể giải đáp được những thắc mắc của các bạn thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin ngay dưới đây nhé!
Bà bầu đi bơi có tốt không?
Lợi ích của việc đi bơi đối với bà bầu:
Bơi lội được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em khi mang thai như:
+ Giảm các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ
+ Giữ vóc dáng cho bà bầu và giúp chị em nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh…
Tuy nhiên, để được an toàn nhất khi đi bơi, chị em cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:
1.Hãy đo huyết áp trước khi xuống nước
Dù rất có lợi cho bà bầu, tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng có thể xuống nước bơi lội.
Trước khi xuống nước cần phải đo huyết áp, mạch đập và làm các kiểm tra khác. Ngoài ra khi xuống nước cần có người thân đi cùng đấy các mẹ bầu nhé!
2. Đo nhiệt độ nước bể bơi
Nước bể bơi nên duy trì ở mức 29-30 độ C. Với nhiệt độ này các cơ sẽ không bị co giật và không làm thai phụ mệt mỏi.
Nếu nước quá nóng sẽ khiến thân nhiệt thai phụ tăng cao.
Nếu nước dưới 28 độ thì dễ làm co tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, cũng nên chọn khoảng thời gian tử cung không dễ co (khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều) để bơi lội.
3. Lựa chọn thời gian bơi lội tốt nhất
Thời kỳ bơi lội tốt nhất với thai phụ là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 mang thai. Bởi lúc đó thai nhi đã đi vào ổn định, chức năng sinh lý bắt đầu phát huy tác dụng.
Đặc biệt các mẹ bầu nên chú ý, thời gian cuối của thai kỳ để tránh bị cảm lạnh hoặc vỡ ối sớm nên ngừng hoạt động bơi lội.
4. Tư thế bơi
Không phải bà bầu có thể bơi mọi tư thế đâu nhé. Các mẹ có thể bơi ngửa, thả người nổi trên nước, chân tay nhẹ nhàng đạp nước đều. Đây là tư thế rất tốt, có thể làm giảm đau lưng.
Ngoài ra, để tránh gây mệt mỏi cho cơ thể khi bơi không nên làm những động tác quá mạnh. Cũng không nên rướn người nhiều đâu nhé.
5. Chuẩn bị cho sau bơi
Để an toàn hơn khi lên bờ, cần để sẵn một đôi dép chống trơn trượt cạnh bể bơi để dùng ngay khi lên khỏi mặt nước.
6. Tuyệt đối không được quên uống nước
Cũng như các hoạt động thể thao khác, trước và sau khi bơi nhớ phải bổ sung lượng nước cho cơ thể. Các mẹ bầu cũng đừng nghĩ bốn bề đều là nước cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước đâu nhé!
7. Không nên bơi quá lâu
Không nên bơi quá lâu, làm sao để sau khi kết thúc buổi bơi lội bạn không cảm thấy mệt mỏi.
Sau khi bơi nhiều vòng nên đo lại mạch để xem liệu mình có vận động quá sức không. Nếu quá sức, hãy giảm vận động hoặc lên bờ ngồi nghỉ.
Thời điểm bơi thích hợp để đi bơi?
Đối với mẹ bầu, thì thời điểm thích hợp nhất để đi bơi là 3 tháng giữa của thai kỳ, bởi ở ba tháng đầu tiên, thai nhi còn chưa bám chắc vào thành tử cung nên dễ gây sẩy thai, còn ba tháng cuối là giai đoạn sắp bước thời kỳ lâm bồn, nếu mẹ không cẩn thận sẽ có thể sinh non.
Nếu đã đủ điều kiện và sức khỏe để đi bơi, mẹ nên nhớ thời gian đi bơi tốt nhất là vào lúc chiều mát. Lúc này không khí vẫn còn ấm và cơ thể mẹ bầu được điều hòa ổn định với môi trường.
Mẹ không nên đi bơi vào lúc nắng gắt hay lúc sáng sớm vì lúc này sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và bên ngoài có thể khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt hay dễ sinh ra các bệnh cảm sốt...
Những điều cần chuẩn bị sau khi bơi
+ Mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn một đôi dép chống trơn trượt khi đi bơi để dùng khi lên khỏi mặt nước.
+ Vừa tắm xong, khi lên bờ, không nên mặc bộ đồ bơi bị ướt mà ngồi bất cứ chỗ nào vì vi khuẩn rất dễ phát triển và xâm nhập vào âm đạo thông qua môi trường ẩm ướt.
+ Bổ sung thêm một lượng nước cho cơ thể.
+ Sau khi bơi nên đi tắm nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi.
+ Đi tiểu sau khi bơi để ngăn ngừa viêm âm đạo.
+ Sử dụng nước nhỏ mắt để ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Giúp mẹ bầu 'đánh tan' nỗi lo vết mổ bị lồi sau sinh
- Cách tăng nước ối hiệu quả, mẹ bầu tuyệt đối không được quên
- Những lỗi ăn uống của mẹ bầu khiến thai nhi kém thông minh
- Điều cấm kỵ trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nào cũng phải biết mới lâm bồn an toàn
- Dấu hiệu nhận biết rò rỉ nước ối mẹ bầu nào cũng cần phải biết
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua