Mẹ có biết trẻ thiếu kẽm dễ thấp còi, kém thông minh!
Trẻ thiếu kẽm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao và thậm chí còn “trì hoãn” thời gian dậy thì của trẻ. Số liệu thống kế từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm.
Vai trò của kẽm với sự phát triển của trẻ
Cũng từ thông tin công bố của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.
Trước và sau sinh sinh kẽm luôn quan trọng đối với mẹ và trẻ sơ sinh. Kẽm tham gia vào hoạt động của các enzyme, vào biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng. Giai đọn trẻ ăn dặm, thiếu kẽm là nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng biếng ăn.
Ngoài ra, trẻ thiếu kẽm thường khó ngủ, dễ nổi cáu nguyên nhân là do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh, thiếu kẽm trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm. Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phất triển tâm thần vận động.
Biểu hiện trẻ thiếu kẽm
Không khó để nhận ra trẻ đang bị thiếu kẽm thông qua biểu hiện khác lạ của bé thường ngày. Dù có nhiều dấu hiệu có thể bị trùng lặp với các bệnh lý khác, nhưng để ý quan sát mẹ sẽ dễ dàng đoán biết:
- Với trẻ sơ sinh bé có thể bú ít hơn, không ăn thịt cá, chậm tiêu, hay táo bón nhẹ, buồn nôn, nôn kéo dài
- Trẻ ăn dặm sẽ chán ăn, vị giác thay đổi thất thường
- Chậm tăng cân, chiều cao, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa
- Thường xuyên bị nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm mũi hong, viêm phế quản, viêm phổi) viêm đường tiêu hóa, viêm da…
- Da khô, bong da, dày sừng và nứt gót da hai bên, dễ rụng tóc…
- Trẻ trằn trọc khó ngủ, mất ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm kéo dài
- Xuất hiện chứng khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, sợ ánh sáng nhưng lại mất khả năng thích nghi với bóng tối
- Bé bị thiếu kẽm thường xuất hiện triệu chứng da ngứa ngáy, kèm theo là vết thương khó lành và “hạt gạo” trên móng tay.
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Muốn bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách cần biết nhu cầu kẽm theo độ từng độ tuổi. Tùy theo độ tuổi của trẻ, nhu cầu kẽm cũng có thể thay đổi khác nhau.
- Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
- Trẻ từ 7 -11 tháng: 3 mg/ ngày
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 3mg/ ngày
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg/ ngày
- Từ 14 tuổi trở lên: Bé trai cần khoảng 11 mg/ ngày; Bé gái chỉ cần khoảng 9 mg/ ngày
Với trẻ dưới với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Cho trẻ bú đúng cách trong suốt thời gian này để không bỏ lỡ cơ hội hấp thụ sắt dễ dàng nhất này. Lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian nên chế độ ăn cho mẹ sau sinh cần bổ sung thêm kẽm từ thực phẩm.
Trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm như: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang… Với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…
Trường hợp nào cần bổ sung kẽm gấp
Sẽ là rất cần thiết phải bổ sung kẽm cho trẻ nếu bé đang có các triệu chứng như:
- Tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài hoặc vừa trải qua đợt tiêu chảy
- Biếng ăn, suy dinh dưỡng thường xuyên
- Trẻ khuyết tật kèm các bệnh lý như như bại não, sụt cân, cơ teo nhão, albumin máu thấp, các bệnh nặng (phẫu thuật, chấn thương)…
- Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc mạn tính gây thiếu kẽm…
Cho bé uống kẽm vào lúc nào trong ngày
Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng là nên bổ sung các thuốc có chứa kẽm (như gluconat kẽm hay sulfat kẽm) khi bụng no để tránh buồn nôn. Tốt nhất là uống sau ăn 30 phút. Tránh uống cùng thời điểm với sắt.
Thời gian bổ sung là 2-3 tháng để thấy kết quả rõ ràng. Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.
Đừng vì bất kỳ một lý do nào đó mà để trẻ thiếu kẽm vì hệ lũy rành rành có thể nhìn thấy ngay trước mắt chính là biếng ăn, dễ thấp còi, kém thông minh. Không bà mẹ nào muốn con mình gặp phải tình trạng này!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ có nghĩ trẻ tự kỷ, biếng ăn, thấp còi do thiếu kẽm gây ra?
- Nam giới có thể vô sinh nếu cơ thể thiếu kẽm
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua