Mẹ tự mua thuốc và truyền dịch cho con ốm khiến trẻ suýt mất mạng
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tức nhiều ngực trái, khó thở, sốt cao, thể trạng gầy yếu. Ngay lập tức, bệnh nhi được làm các cận lâm sàng cần thiết. Qua kết quả chụp chiếu, xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều kèm theo hình ảnh tràn dịch màng phổi, viêm thùy dưới phổi. Tình trạng bệnh nhi đang rất nguy hiểm.
Sau khi cấp cứu chọc dịch màng tim, đặt ống dẫn lưu dịch màng tim nhằm giải phóng trái tim khỏi lực chèn ép của dịch, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt hơn.
Bệnh nhân V.T.H 13 tuổi, địa chỉ: Sơn Dương – Tuyên Quang bị tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm thùy dưới phổi phải.
Theo mẹ bệnh nhi kể lại: “Cháu bị ốm một tuần nay, ở nhà sốt cao từng cơn, sốt nóng về đêm, cao nhất 39 độ kèm theo ho húng hắng, đau tức ngực trái, đau vùng hạ sườn trái, khó thở từng lúc khi gắng sức. Thấy vậy, nhà tự mua thuốc hạ sốt cho cháu uống nhưng không đỡ, nên đã nhờ người bán thuốc trực tiếp truyền dịch cho cháu nhưng tình trạng tức ngực, khó thở ngày càng nặng. Đến khi thấy cháu đau quá, gia đình mới đưa cháu đi viện"
Sau khi được các bác sỹ giải thích về tình trạng sức khỏe của bé và dò hỏi lý do tại sao không đưa bé đến bệnh viện điều trị mẹ bệnh nhi chia sẻ: “Do mọi người nơi gia đình sinh sống mỗi khi bị ốm đều tự mua thuốc và nhờ cô bán thuốc truyền dịch cho là khỏi. Vì thế, khi con tôi bị ốm tôi cũng nhờ cô bán thuốc vào truyền cho bé chóng khỏe, không nghĩ việc này lại khiến con gặp nguy hiểm như vậy”.
Bác sỹ Bùi Đức Dũng - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, bệnh nhi H. rất may mắn đã được cấp cứu kịp thời và hiện tại đang được điều tích cực tại khoa, nếu bệnh nhi vẫn tiếp tục điều trị tại nhà bằng việc truyền dịch không có chỉ định y khoa thì nguy cơ tai biến rất lớn.
Bởi dịch được truyền không đúng chỉ định sẽ khiến tràn dịch màng ngoài tim tăng lên, từ đó sẽ chèn ép tim dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, suy đa cơ quan và ngừng tuần hoàn.
Tràn dịch màng ngoài tim cực kỳ nguy hiểm với trẻ, nhất là Trẻ sơ sinh . Vì thế, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của sức khỏe bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và điều trị, không nên chủ quan tự mua thuốc, truyền dịch tại nhà sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Hiện tại bệnh nhi đang được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bà bầu có nên truyền dịch khi bị mệt, ốm nghén 3 tháng đầu thai kỳ?
- Bạn gái cũ Mạc Hồng Quân rạng rỡ dù đang truyền dịch trên giường bệnh
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua