Mới 5 tuổi, bé trai ở Long An đã bị méo miệng, suýt chết vì đột quỵ
Ngày 10/11, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, vừa qua khối ngoại thần kinh đã triển khai thành công chụp động mạch não số hóa xóa nền (DSA) cho một bệnh nhi bị đột quỵ khi mới 5 tuổi.
Bệnh nhi là một bé trai quê Long An, nhập viện vì cơn co giật đột ngột và phức tạp, gồng tay chân, không sốt.
Sau khi thăm khám, các BS phát hiện có tổn thương dấu thần kinh định vị, méo miệng, yếu liệt. Chụp MRI ghi nhận có nhồi máu não vùng đính trái.
Tiến hành hội chẩn, bé được chỉ định chụp DSA mạch não, thủ thuật chẩn đoán cho phép thuyên giảm hơn 60% liều lượng bức xạ gậy hại cho trẻ nhỏ trong quá trình thực hiện.
Nhờ vậy sau khi chụp mạch chẩn đoán, các bác sĩ đã có được lộ trình mạch máu não để xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp. Kết hợp các biện pháp can thiệp tối ưu, bệnh nhi hồi phục dần, có thể tự ăn uống, hết co giật và giao tiếp bình thường.
Hiện bé đang được phối hợp vật lý trị liệu vận động phục hồi chức năng vận động ngôn ngữ do tai biến trước đó và tiếp tục theo dõi sát tổn thương não.
BS Danh chia sẻ, đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông của máu ở não bị tắc nghẽn làm chết những tế bào não ngay tại vùng bị tắc, còn những tế bào não ở vùng kế cận sẽ bị giảm lượng máu đến nuôi chúng. Ở trẻ em, đột quỵ khá hiếm gặp, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp.
Nguyên nhân xảy ra là do các bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não. Khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.
Mỗi lần đột quỵ, não sẽ càng hư hại không thể nào hồi phục được, sẽ gây ra những khiếm khuyết, di chứng thần kinh ngày càng nặng, thậm chí tử vong. Một số trẻ do điều trị trễ, tổn thương từ lần đột quỵ trước quá nặng, nên sau mổ vẫn còn những di chứng thần kinh.
Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm có vai trò rất quan trọng, để ngăn ngừa những cơn đột quỵ, tổn thương não tái diễn, đồng thời tránh những di chứng thần kinh, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hiện nay kỹ thuật chụp DSA và can thiệp trong lòng mạch máu qua máy DSA là xu hướng mới trên toàn thế giới trong việc điều trị các bệnh lý về mạch máu ở người lớn và trẻ em.
Đây là một kĩ thuật ít xâm lấn, an toàn, ít biến chứng, có thể điều trị các bệnh lý về dị dạng mạch máu, thuyên tắc mạch máu hay thậm chí có thể làm tắc mạch máu đang xuất huyết ồ ạt trong não mà không cần phải phẫu thuật.
Bệnh nhi sau can thiệp trong lòng mạch có thể xuất viện trong vòng 1 đến 2 ngày sau thủ thuật, giúp hạn chế tối đa nằm viện, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trẻ thấp lùn hơn bạn bè có nguy cơ đột quỵ cao hơn khi trưởng thành
- Những biện pháp phòng tránh đột quỵ
- Cho con bú giúp mẹ giảm nguy cơ đột quỵ
- Cho con bú giúp giảm nguy cơ đột quỵ cho mẹ sau sinh
- Đã có trường hợp đột quỵ do nắng nóng, đối tượng nào cần lưu ý đặc biệt?
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua