Trẻ thấp lùn hơn bạn bè có nguy cơ đột quỵ cao hơn khi trưởng thành
Có ba giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng đối với đời người. Đó là khi trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu phát triển, sau đó là 3 năm đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì kéo dài đến hết dậy thì. Nếu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào những thời điểm cần thiết, trẻ thấp lùn là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Trẻ thấp lùn có nguy cơ đột quỵ cao hơn khi trưởng thành là có thật
Thấp lùn, trước nhất về tâm lý có thể trẻ mất tự tin trước bạn bè, sau đó dần ảnh hưởng đến quá trình học tập. Thậm chí, về sức khỏe còn khiến bé có nguy cơ đột quỵt cao hơn khi trưởng thành.
Đây không phải lời nói suông mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng cụ thể. Daily Mail mới đây đã đăng tải kết quả nghiên cứu của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) về việc những đứa trẻ thấp hơn chiều cao trung bình khoảng 5 cm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 7% đến 11% so với những bạn cùng trang lứa.
Giai đoạn từ 0- 5 tuổi trẻ phát triển chiều cao rất nhanh, cha mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là bảng cân nặng của bé từ 2-5 tuổi theo WHO:
Bé trai |
|||
Tuổi | Trung bình | Suy dinh dưỡng | Thừa cân |
2 tuổi | 12,2kg – 87,8cm | 9,7kg – 81,7cm | 15,3kg |
3 tuổi | 14,3kg – 96,1cm | 11,3kg – 88,7cm | 18,3kg |
4 tuổi | 16,3kg – 103,3cm | 12,7kg – 94,9cm | 21,2kg |
5 tuổi | 18,3kg – 110cm | 14,1kg – 100,7cm | 24,2kg |
Bé gái |
|||
2 tuổi | 11,5kg – 86,4cm | 9kg – 80cm | 14,8kg |
3 tuổi | 13,9kg – 95,1cm | 10,8kg – 87,4cm | 18,1kg |
4 tuổi | 16,1kg – 102,7cm | 12,3kg – 94,1cm | 21,5kg |
5 tuổi | 18,2kg – 109,4cm | 13,7kg – 99,9cm | 24,9kg |
Các thông tin nghiên cứu dựa vào dữ liệu của 300.000 trẻ ở độ tuổi đi học, sinh trong thời gian từ 1930 đến 1989. GS Jennifer Baker của Đại học Copenhagen, một trong những nhà nghiên cứu, chia sẻ với Daily Mail: “Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra khuyến nghị chiều cao của trẻ có thể là một chỉ số để cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ và nên chú ý thêm để có những điều trị nhằm giảm nguy cơ này”.
3 cách “thổi” chiều cao cho bé khi bố mẹ lùn
Bố mẹ lùn con chưa chắc đã lùn bởi thời nay, chuyện tăng chiều cao cho con không quá khó. Chỉ cần:
- Chế độ ăn: Ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, chú trọng nhóm protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành), rau củ. Khi trẻ lớn hơn cần đảm bảo đủ lượng chất đạm và năm nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn chính gồm bột, béo, đạm, rau, trái cây.
- Tập luyện: Các bé 3-4 tuổi, cho bé tham gia trò chơi vận động não bộ và chiều cao. Bé từ 4-5 tuổi nên học bơi 2 buổi/ tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút.
- Ngủ sớm: Ngay từ nhỏ nên duy trì thói quen ngủ trước 22h đêm. Hormone tăng trưởng tiết ra tối đa từ 23h tới 2-3h sáng, nhờ đó xương sẽ dài ra.
- Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bố mẹ Đức để mặc trẻ xung đột và tự giải quyết mâu thuẫn
- Thiếu máu sinh lý ở trẻ em có đáng lo không?
- Chuyên gia chỉ cách đơn giản phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua