Mùa nắng nóng nên phòng bệnh cho trẻ như thế nào?
Tình trạng trẻ em nhập viện tăng cao khi vào mùa nắng nóng. Ảnh minh họa
Trong thời gian gần đây, thời tiết quá nắng nóng đã khiến nhiều trẻ em và người già phải nhập viện điều trị, nhất các bệnh về hô hấp và tiêu chảy ở trẻ em; các bệnh về hô hấp, tăng huyết áp, tim mạch ở người già.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do thời tiết nắng nóng.
Với thời tiết nắng nóng kéo dài trong những ngày hè, thì trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Bởi vì, thời tiết nắng nóng dễ làm thức ăn ôi thiu nên người ăn, đặc biệt trẻ em dễ bị ngộ độc thực phẩm. Nhiều trẻ còn bị sốt, ho, nôn, tiêu chảy, say nắng say nóng, thậm chí viêm não.
Điều kiện thời tiết nắng nóng khiến trẻ thường bị sốt viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp, mà nguyên nhân chủ yêu là do thói quen dùng điều hòa của bố mẹ. Khi nắng nóng, mọi người thường có thói quen bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp. Lúc đó nhiệt độ ở trong phòng lạnh nhưng bên ngoài lại quá nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp khi từ trong phòng ra ngoài hoặc ngược lại.
Những bệnh lý trẻ thường gặp khi thời tiết nắng nóng
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến trẻ em dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa
- Bệnh tiêu chảy: nhất là tiêu chảy cấp. Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng, thức ăn dễ bị hư thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy, trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.
- Ngộ độc thức ăn: thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường.
- Nhiễm siêu vi: mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn… . Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, chúng ta cần phải chú ý để có cách phòng ngừa chủ động bằng các loại vắc-xin sẵn có như siêu vi cúm, siêu vi sởi, siêu vi gây bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sốt phát ban rubella…
- Viêm não Nhật Bản B: Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.
- Bệnh tay chân miệng: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao, bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh thật sự nguy hiểm nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ… nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
- Các bệnh khác: với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu; hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, vì cơ thể trẻ bị mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở.
Nên phòng bệnh cho trẻ như thế nào vào mùa nắng nóng ?
Thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh là một trong những biện pháp phòng bệnh mùa hè. Ảnh minh họa
Để phòng bệnh mùa hè, cha mẹ nên lưu ý, đó là không cho trẻ ra ngoài khi nắng gắt, nếu phải ra ngoài thì nên cho trẻ đội mũ hoặc nón rộng vành. Đặc biệt, cha mẹ phải đảm bảo vệ sinh nơi ở, diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
-Thực hiện ăn chín uống sôi và vệ sinh an toàn thực phẩm là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie...).
Ngoài ra, để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống thêm nước có pha oresol.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay "giết" rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.
- Đưa trẻ đi tiêm phòng: Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.
- Uống nhiều nước: Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học, nhớ đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng.
Tuyệt đối không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh. Không để quạt điện thổi thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn những ngày nắng nóng cho bé chuẩn chuyên gia dinh dưỡng
- Dự báo thời tiết ngày 12/6: Nắng nóng gay gắt trở lại miền Bắc và Trung Bộ
- Nguy hại nắng nóng và ngộ độc ánh mặt trời
- Bệnh mùa hè có thể gia tăng trong cao điểm mùa nắng nóng
- Những sai lầm tai hại của cha mẹ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp mùa nắng nóng
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua