Dòng sự kiện:

Mức độ an toàn cho bé khi sử dụng 14 loại thực phẩm không tốt

14:28 16/11/2015
Không phải là cấm tuyệt đối nhưng mẹ cần cho bé ăn những thực phẩm này một cách có liều lượng nhất định trong tháng để đảm bảo hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển khỏe mạnh cho con.

 

 

 

[mecloud]PYKXaGykGo[/mecloud]

1. Những cây xúc xích

Xúc xích chứa nhiều muối và chất bảo quản, chất tạo màu nữa không hề tốt cho con.

Mẹ chỉ nên cho bé ăn xúc xích trong giới hạn thôi, khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ ½ đến 1 cây.

2. Món khoai tây chiên

Hầu hết các trẻ nhỏ đều thích ăn khoai tây chiên Mẹ thấy  bé ăn rất ngon lành nên thường chiều con cho ăn nhiều. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng, khoai tây chiên có rất nhiều dầu, muối, lại được chế biến ở nhiệt độ cao nên sinh ra nhiều chất béo thể đồng phân tử.

Vì thế, mức độ giới hạn cho bé là: 2 tháng 1 lần.

3. Những món chứa chất kích thích

Những thức uống như: trà, cà phê, nước tăng lực … đều dễ gây kích thích tới hệ thống thần kinh, khiến nhịp tim của bé đập nhanh, khó ngủ, tâm trạng bất an. Vì thế, hãy giữ con tránh xa khỏi những thực phẩm này mẹ nhé.

Hạn chế tới mức tối đa việc cho con uống là cách bảo vệ duy nhất.

4. Nước ngọt


Nước ngọt có ga không hề tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và cả người lớn nữa. Trong nước ngọt chứa rất nhiều đường, hương vị nhân tạo, các acid làm mòn men răng.

Mức độ giới hạn: 1-2 lần/ tháng.

5. Thực phẩm có chứa chất bảo quản

Những món như thịt hộp, cá muối… đều là những món chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia và trong quá trình đông lạnh chế biến đã giảm mất thành phần dinh dưỡng nên không nên cho bé dùng.

Vì thế, nếu được mẹ hãy hạn chế tối đa việc cho con uống những loại nước này.

6. Bột ngọt

Việc lạm dụng bột ngọt có thể làm rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, gây tổn thương cho gan, thận và cản trở sự tăng trưởng của bé. Vì thế mẹ hoàn toàn không nên dùng cho bé dưới 6 tuổi.

Giải pháp: Thay thế hòan toàn bột ngọt bằng việc tạo ra vị ngọt tự nhiên cho canh bằng xương, thịt tự nhiên.

7. Mì ăn liền

Mì ăn liền chứa quá nhiều muối so với nhu cầu về muối mỗi ngày của bé. Ngoài ra, trong mì còn chứa hương vị nhân tạo, màu thực phẩm nữa. Mì ăn liền quá ít chất xơ và vitamin. Nếu dùng hàng ngày bé có thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, dễ thừa muối gây ảnh hưởng cho thận.

Mức độ giới hạn: 1 – 2 chén/ tháng (mẹ nhớ giảm lượng bột nêm gia vị kèm theo)

8. Thực phẩm có màu tổng hợp và vị ngọt

Bánh, kẹo, đồ uống có chứa chất làm ngọt … đều không tốt cho sức khỏe của bé. Trong những thực phẩm này thường chứa một lượng hóa chất và chất tạo màu tổng hợp nhất định có thể làm bé dị ứng hoặc, hưởng hệ tiêu hóa, mất khả năng tự giải độc cơ thể, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hóa …

Hạn chế tới mức tối đa việc cho con dùng thực phẩm có màu tổng hợp và vị ngọt.

9. Thịt nướng


Hầu như bé nào cũng thích thú với món thịt nướng thơm lừng béo ngậy. Tuy vậy, mẹ cần biết rằng khi nướng thịt ở trên than, mỡ nhỏ xuống than sẽ hình thành phân tử hydrocarbure đa thơm vòng (AHA) – đó là chất gây ung thư.

Còn nếu nướng ở lò nướng nhiệt độ 80 – 100 độ C, chất creatinin trong thịt sẽ biến thành amin thơm vòng, khi qua gan biến thành chất độc, xuống ruột gây nguy cơ ung thu đại tràng. Chính vì thế, món sườn nướng không thể ăn ngày này qua ngày khác mẹ nhé.

Mức độ giới hạn: 1 lần/tháng

10. Gan heo

Gan heo là thực phẩm rất giàu vitamin A và chất sắt. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý rằng gan heo cũng là nơi tập trung những “cặn bã” của sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ẩn ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con heo bị bệnh, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh. Thêm một nguyên nhân khác là hàm lượng cholesterol trong gan heo rất cao, có thể gây các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn.

Chỉ cho bé ăn vừa phải (1 – 2 muỗng canh gan đã chế biến/ tháng)

11. Trứng muối

Trứng muối là món dễ ăn, rất kích thích vị giác nên ắt hẳn bé rất thích. Nhưng mẹ cần lưu ý rằng, trong trứng muối chứa lượng muối quá nhiều so với nhu cầu hàng ngày của bé.

Ngoài ra, trong quá trình chế biến trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì oxy hóa để ủ trứng nên không có lợi cho sức khỏe. Bé ăn thường sẽ ảnh hưởng tới gan, thận …

Mức độ giới hạn: nửa quả/ tháng.

12. Dâu tây


Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.

13. Thạch

Những viên thạch nhiều màu sắc mát lạnh nhưng thực ra lại chính là những “sát thủ ngọt ngào” đối với trẻ. Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi cho trẻ ăn nhiều người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt.

Thạch vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch

14. Nước ép trái cây

Uống quá nhiều nước ép trái cây không hề “lành” như mẹ tưởng. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày là mốc nguy hiểm có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân.

Mức độ giới hạn: 2 ngày/ lần, mỗi lần dưới 100ml là khá an toàn cho bé.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]ARJkkdRAE9[/mecloud]