Mức độ nguy hiểm của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da ơ trẻ sơ sinh
Vàng da là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Với những trẻ bị vàng da sinh lý thường mức độ chỉ ở thể nhẹ, tuy nhiên với những bé bị vàng da ở thể nặng rất có thể là do bệnh lý sẽ rất nguy hiểm nếu mẹ không kiểm tra kịp thời.
Nhiều mẹ không biết xác định thế nào mức độ vàng da nặng – nhẹ khi trẻ bị vàng da.
Phần lớn trẻ sơ sinh thường ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian đầu, và do phòng mẹ và bé thường kín và ít ánh sáng nên tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da khó mà phát hiện sớm.
Mức độ nguy hiểm của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Dựa vào tính chất và mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh mà chuyên gia sức khỏe chia triệu chứng vàng da ở trẻ ra làm 2 loại thường gặp đó là:
Vàng da sinh lý: Tình trạng này được xem là bình thường khi vàng da ở mức độ không mấy nghiêm trọng trẻ vẫn ăn ngủ, sinh hoạt bình thường không quấy khóc thì không cần điều trị, thường vàng da sinh lý xuất hiện ở trẻ được 1-7 ngày tuổi.
Vàng da bệnh lý: Vàng da bệnh lý gặp ở những trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da từ khi mới ra đời, mức độ vàng da toàn thân, trẻ biếng ăn, quấy khóc…trường hợp này cần điều trị ngay để tránh việc trẻ bị ảnh hưởng tới thần kinh, co giật và gây tử vong. Chính vì thế, các mẹ nên phòng ngừa từ sớm bằng việc quan sát những biểu hiện của bệnh cũng như hiểu rõ về thông tin của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh để biết cách điều trị sớm bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Nhận biết vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Các mẹ khi chăm sóc và nuôi con nhỏ thì nên biết các dấu hiệu của bệnh vàng da ở trẻ như sau:
Triệu chứng bên ngoài:
Xuất hiện sớm tình trạng da vàng ở trẻ, ở mức độ nhẹ trẻ chỉ xuất hiện vàng da theo vùng, có thể là ở mặt, cổ, ngực và vùng bụng ở phía trên rốn, nặng là xuất hiện toàn thân, đôi khi còn xuất hiện một số dấu hiệu khác như bỏ ăn, quấy khóc, trẻ lừ đừ, ngủ nhiều…
Xét nghiệm chuẩn đoán vàng da bệnh lý ở trẻ:
Chuẩn đoán thấy trẻ gặp phải tình trạng thiếu máu, gan lách to hơn bình thường, nhất là khi có kết quả chuẩn đoán nồng độ Bilirubin trong máu không quá 12 mg%, tốc độ này tăng không quá 5mg% sau 24h thì trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh vàng da bệnh lý.
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường kể trên cần đưa trẻ tới cơ sở khám bệnh uy tín để trẻ được điều trị càng sớm càng tốt phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo Gia đình Việt Nam
- Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh mắc chứng trầm cảm
- Những quan niệm 'lỗi thời' trong chăm sóc trẻ sơ sinh
- 8 điều kì diệu ở trẻ sơ sinh khiến mẹ "mê mẩn" suốt ngày
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua