Muốn món ăn không mất dinh dưỡng, bỏ ngay thói quen xào nấu kiểu này
Dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao để chiên nấu
Nhiều người có thói quen khi xào nấu thường cho dầu ăn vào chảo, đợi đến khi dầu ăn sôi tới bốc khói rồi cho hành, gừng vào phi thơm sau đó mới cho thực phẩm vào xào. Lúc này nhiệt độ dầu thường ở trên mức 200 độ C, các vitamin E, phospholipid, acid béo không bão hòa có trong dầu ăn rất dễ bị oxy hóa, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng bị tổn hại.
Ngoài ra, khi xào rau, nếu để nhiệt độ nhỏ, thời gian xào lâu, một lượng lớn chất dinh dưỡng có trong rau nhau như vitamin C, anthocyannis, chất diệp lục cũng bị mất đi.
Vì thế khi xào rau bạn nên chú ý, đừng để dầu ăn nóng tới mức bốc khói rồi mới cho rau vào, khi cho rau vào nên bật lửa to để rau chín nhanh hơn nhằm giảm thiểu chất dinh dưỡng bị tiêu tan.
Thời gian xào nấu quá lâu
Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Không rửa nồi, nấu ngay món khác
Lười hoặc đơn giản là muốn tiết kiệm thời gian nên vẫn có người tận dụng nồi, chảo vừa nấu xong để tiếp tục nấu món khác. Thực tế, mắt bạn nhìn có thể không đáng lo ngại, do nghĩ rằng vừa nấu xong, các vi khuẩn chưa thể sinh sôi phát triển.
Tuy nhiên, trên bề mặt nồi, khi đã nấu món khác sẽ không sạch như ban đầu. Trên đó sẽ có dầu mỡ, đồ ăn của món đã nấu, các vụn thức ăn hoặc những chất đã phát sinh trong quá trình nấu. Nếu không chùi rửa mà còn tiếp tục nấu thêm một lần nữa những chất thừa sẽ đi vào thực phẩm mới gây đau bụng, đầy hơi.
Mặt khác, các vụn đồ ăn bị cháy ở lần nấu trước nếu đun nấu nữa sẽ sinh ra chất benzopyrene. Đây là chất có thể gây ung thư. Do đó sau khi nấu ăn, phải vệ sinh sạch sẽ rồi tiếp tục nấu món khác.
Rã đông sai cách
Rã đông thực phẩm là điều bạn vẫn làm hàng ngày. Không ít gia đình vẫn lựa chọn cách lưu trữ thực phẩm nhiều ngày, cho nên mỗi khi chế biến lại phải rã đông.
Một số người do vội vàng nên cho thực phẩm vào vào nước rồi xả mạnh hay đổ nước nóng để làm quá trình rã đông nhanh hơn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học việc rã đông như vậy là không nên. Cách tốt nhất để rã đông là đưa thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn mát của tủ lạnh rồi đợi đến khi rã đông hoàn toàn.
Tuy nhiên, sau khi rã đông, bạn cũng đừng nên để thực phẩm quá lâu mà cần chế biến ngay. Điều này giúp tránh những vi khuẩn có trong không khí sẽ nhân cơ hội phát triển trên bề mặt thực phẩm.
Để đường cháy khét
Chắc chắn những ai nấu ăn đã từng gặp phải tình huống để đường quá lửa dẫn đến cháy khét. Chính mùi đường khét như vậy ngấm vào thức ăn khiến bạn cảm thấy mùi vị khó chịu, khi ăn cảm thấy đắng. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn là đường bị cháy khét tức là bị caramen hóa. Điều này dẫn đến ngưng kết protein, ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Nguyên nhân dẫn đến đường cháy khét là do nhiệt độ lửa quá cao. Cho nên lưu ý để mức nhiệt tầm 150 độ C tránh dẫn đến cháy khét. Đường bị cháy khét quá mức sẽ nảy sinh mảng cháy bám vào thực phẩm, khi ăn vào có thể hấp thu các chất độc hại.
Nấu rau quá kỹ
Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
Dùng mù tạt ướp thực phẩm
Mù tạt là gia vị để ăn kèm đặc biệt với những món hải sản, sashimi để bớt mùi tanh. Tuy nhiên, có những bà nội trợ lại dùng mù tạt để ướp thực phẩm. Bởi suy nghĩ khi cho mù tạt có thể thay thế được ớt cay, tiêu do có độ cay, nồng.
Tuy nhiên, trong mù tạt có enzym dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Quá trình phân hủy này có thể tạo ra chất ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, chỉ dùng mù tạt khi ăn hải sản hay các món cá trong sashimi.
Cho hạt tiêu vào trước khi nấu
Hạt tiêu có tính cay và chứa tinh dầu, từ lâu đã được dùng vào trong thực phẩm nhằm tăng hương vị và cũng có những công dụng với sức khỏe. Nhiều bà nội trợ thường không chú ý đến thời điểm nêm hạt tiêu. Nếu cho hạt tiêu vào từ khi bắt đầu nấu sẽ làm cho chất cay, hương vị bị bay hơi hết. Nếu nêm hạt tiêu sau khi nấu, xào thức ăn xong sẽ giữ được hương vị của hạt tiêu.
Với các món xào nên dùng hạt tiêu xay mịn, còn các món kho nên dùng hạt tiêu còn có mảnh tức là xay không quá nhuyễn.
Nấu xong rồi không ăn ngay
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua