Năm học mới hồi hộp chờ… đổi mới
Đó là tâm trạng của nhiều phụ huynh có con đang học phổ thông khi bước vào năm học mới.
Thi cử không ổn định
Với các bậc cha mẹ có con đi học, điều lo lắng nhất vẫn là thi cử không ổn định.
Gần nửa năm qua, phụ huynh ở Hà Nội “kháo” nhau rằng từ năm 2018 Hà Nội sẽ thi 3 thay vì 2 môn để tuyển sinh vào lớp 10. Người thì bảo, ngoài toán, ngữ văn môn thứ ba sẽ là tiếng Anh, người thì nói đó là một môn tự chọn bất kỳ trong số các môn còn lại... Nhiều ông bố, bà mẹ có con vào lớp 9 năm nay như ngồi trên “lửa” vì nếu thi 3 môn thì ôn thi gấp rút quá, sợ không đủ thời gian chuẩn bị cho một kỳ thi quá quan trọng.
Đã vậy, lứa học sinh (HS) thi vào lớp 10 năm 2018 lại là tuổi “dê vàng” theo quan niệm dân gian nên số lượng tăng đột biến.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng không thông tin tới các trường THCS xung quanh băn khoăn trên của phụ huynh. Tuy nhiên, khi phóng viên Thanh Niên hỏi ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, thì nhận được câu trả lời chính thức rằng năm 2018 Hà Nội vẫn... chưa thay đổi trong tuyển sinh vào lớp 10.
Trong khi đó, tại TP.HCM, chưa kịp khai giảng, phụ huynh và HS lớp 9 đã có thông tin chính thức từ Sở GD-ĐT về thay đổi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay. Theo lãnh đạo sở này, năm nay sẽ tiếp tục thực hiện việc đổi mới đề thi theo định hướng tăng cường tính thực tiễn và tích hợp kiến thức.
Trung bình, mỗi môn thi thay đổi khoảng 30%, riêng toán là môn có nhiều thay đổi nhất. Đề thi sẽ giảm câu hỏi hàn lâm, câu hỏi yêu cầu kỹ thuật tính toán phức tạp, đồng thời tăng cường bài toán thực tiễn, câu hỏi tích hợp để thể hiện toán không chỉ là toán, văn không chỉ là văn mà có sự hiện diện của kiến thức các môn như vật lý, hóa học, sinh học, giáo dục công dân…
Kỳ thi THPT quốc gia cũng không ngoại lệ. Năm nay con gái lớn chị Minh Anh (Hà Nội) lên lớp 12. Dù đã đọc một vài lần trên báo chí rằng việc thi THPT quốc gia sẽ giữ nguyên như năm trước nhưng việc thay đổi vào phút chót vốn đã không ít lần xảy ra từ phía Bộ GD-ĐT. Điều này khiến chị luôn trong tâm trạng lo lắng về kỳ thi này trong năm tới. Kết quả kỳ thi này năm vừa qua tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí và mạng xã hội, điểm chuẩn bất thường khi xét tuyển vào trường ĐH đã bộc lộ những bất ổn của cách thức thi cử.
Chính vì lẽ đó, phụ huynh có cơ sở để lo rằng, năm tới đề thi sẽ khác, cách xét tuyển sẽ khác. Có thể Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như vậy nhằm mục đích để xét tốt nghiệp THPT nhưng việc xét tuyển vào ĐH ra sao mới là điều phụ huynh quan tâm nhất. Vì vậy, họ lại tiếp tục chờ công bố từ các trường ĐH.
Sự thay đổi trong thi cử vẫn là nỗi lo lớn nhất của phụ huynh vào mỗi đầu năm học mới. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Vào lớp 6, thi hay không thi?
Thông tin Bộ GD-ĐT trả lời trên Báo Thanh Niên về việc tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh qua mạng từ năm học 2017 - 2018 đã trở thành đề tài “nóng” trên các diễn đàn dành cho phụ huynh mấy tuần gần đây. Nhiều phụ huynh cho hay họ bị sốc bởi chỉ trước đó một ngày vẫn đưa con đến các lớp luyện thi giải toán, tiếng Anh trên mạng với mong muốn giành được giải thưởng để cộng điểm tuyển sinh vào lớp 6 Trường Hà Nội - Amsterdam hoặc THCS Cầu Giấy. “Dừng cuộc thi này liệu có phải là dấu hiệu bắt đầu một cuộc thi khác? Nếu không thì các trường “chuyên” tuyển sinh vào lớp 6 thế nào?”, đó là băn khoăn của không ít phụ huynh.
Phụ huynh nháo nhào hỏi nhau, vậy thì liệu trường Hà Nội - Amsterdam, Cầu Giấy, Marie Curie... có tổ chức thi tiếng Anh để tuyển sinh như Trường Trần Đại Nghĩa ở TP.HCM hay không? Một câu hỏi chưa có đáp án thỏa đáng khiến phụ huynh không khỏi lo âu dù con tựu trường đã được vài tuần.
Tuy nhiên, không ít lãnh đạo và giáo viên cấp THCS tỏ ra rất mừng với thông tin sẽ có kỳ thi bởi vài năm nay, họ chán ngán với việc tiếp nhận những HS có hồ sơ rất đẹp, giải thưởng rất cao nhưng chất lượng học tập thực sự thì ở mức... dưới trung bình.
Vậy là phụ huynh lại thêm một năm hồi hộp cùng con bước vào năm học mới.
Giáo viên chủ động, học sinh trải nghiệm Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, trong năm học này, Sở khuyến khích các trường, giáo viên chủ động hơn nữa khi xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế. Các tổ chuyên môn có thể bố trí, sắp xếp lại các kiến thức, không nhất thiết phải dạy lần lượt theo chương, bài trong sách giáo khoa. Thời lượng mỗi chương, mỗi chủ đề, người dạy chủ động quyết định sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. Sở cũng lưu ý giáo viên chú trọng hướng dẫn HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Năm học mới lại 'nóng' các khoản thu ngoài luồng
- Mẹo tiết kiệm để có tiền chi phí năm học mới cho con
- Năm học mới: "Ma trận" thiết bị chống cận thị cho trẻ
- Năm học mới 2017: Cặp sách siêu nhẹ, chống gù được lòng phụ huynh
- Những điều giáo viên chia sẻ về ngày bắt đầu năm học mới
- Bố mẹ rưng rưng khoe ảnh đưa con đi khai giảng năm học mới 2016
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua