Nắng nóng hơn 40 độ C: Cần làm những điều này để không ‘mất mạng’
Trẻ nhập viện ồ ạt, nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm
Người dân miền Bắc những ngày qua đang trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm. Nhiệt độ ngoài trời lên đến hơn 40 độ C, khí nóng bốc lên hầm hập trên đường phố. Điều này khiến hàng loạt trẻ em phải nhập viện.
Vào lúc 11h30, tại đường Cầu Giấy, Hà Nội nhiệt độ là 40 độ C. Ảnh: Hòa Lê
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian này, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 2.500 – 3.000 lượt bệnh nhân đến khám. bệnh nhân nhập viện chủ yếu là các bệnh lý đặc trưng của mùa hè là sốt virus, tiêu chảy, nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như viêm họng, ho, chuyển biến nặng hơn là viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não…
Thời tiết nắng nóng gay gắt và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như sức khỏe con người. Theo ông PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT của Bộ Y tế, nắng nóng có thể gây các bệnh nguy hiểm như: say nắng, say nóng, tim mạch, đột quỵ…
Ngoài ra, thời tiết nóng nực có thể ảnh hưởng đến đường máu theo cả 2 chiều hướng: tăng và hạ đường máu. Điều này lý giải tại sao hay có nhiều người bị ngất xỉu đột ngột.
Việc tăng và hạ đường huyết đột ngột rất nguy hiểm, có thể dẫn đến hôn mê. Nếu không cấp cứu có thể để lại biến chứng não không phục hồi, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong.
Cách phòng tránh tác hại của nắng nóng đến sức khỏe
Theo bác sĩ Hương tại BV Bạch Mai, ống nhiều nước là một trong những biện pháp ngừa nắng nóng hiệu quả. Cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. Lưu ý, không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Lý tưởng nhất là chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…
Nhiều người tránh nắng bằng cách mặc áo len và quấn khăn quanh đầu. Ảnh: Hòa Lê
Đối với những người làm việc ngoài nắng nóng lâu, mọi người cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên những ngày này không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người. Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Làm gì để bảo vệ sức khỏe bé khi thời tiết nắng nóng như đổ lửa?
- Thực phẩm giải nhiệt mùa nắng nóng, vào những ngày nắng cao điểm như hiện nay nhất định phải bổ sung
- Nắng nóng gay gắt, kỷ lục tiêu thụ điện liên tục bị 'xô đổ', EVN khuyến cáo tiết kiệm điện
- Nắng nóng, 90% mọi người đều làm sai điều này khi uống nước: dừng ngay trước khi quá muộn!
- Nắng nóng, 90% mọi người đều làm sai điều này khi uống nước: dừng ngay trước khi quá muộn!
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua