Dòng sự kiện:

"Nạp" đủ dinh dưỡng "vàng" để thai nhi phát triển vượt trội

22:22 11/11/2015
Nếu muốn bé cưng khỏe mạnh và phát triển toàn diện, bầu không thể bỏ qua các nhóm dinh dưỡng sau đây trong thực đơn mỗi ngày của mình.

 

[mecloud]x1cyGOGo0k[/mecloud]
 
Protein là nền móng cho sự phát triển


Không chỉ cung cấp năng lượng hoạt động cho các cơ quan trong cơ thể và sự phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi, bổ sung protein đồng thời cũng là cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Lissencephaly, hay còn gọi là não phẳng. Tương đương với mỗi kg cân nặng của mình, bà bầu cần bổ sung khoảng 1g protein để đảm bảo các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Vì vậy, để bổ sung protein cho cơ thể, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu protein như: Thịt nạc, thịt gà, cá, ngũ cốc, trứng, các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… Đặc biệt, nên có ít nhất 2 ngày ăn cá mỗi tuần.

Nếu đang chuẩn bị có con, hãy bổ sung vitamin
 

 
Các khuyến cáo y tế đã khẳng định rõ: tất cả phụ nữ đang lên kế hoạch có con hãy sử dụng axit folic (một vitamin nhóm B) bởi vì nó vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe của bé chống lại các khuyết tật ống thần kinh. Không chỉ có vậy, axit folic còn bảo vệ bạn khỏi biến chứng sẩy thai, sinh non, cao huyết áp và tiền sản giật trong thai kỳ. Chưa kể acid folic còn có thể ngăn ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 400 mcg đến 1 mg acid folic để bảo vệ tối ưu. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm vitamin D3 (1.000 đến 2.000 đơn vị mỗi ngày), vitamin E và sắt. Tất cả những vitamin này đều có tác dụng giúp bạn chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, viên mãn.
 
Axit folic (vitamin B9) và vitamin B12 giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
 

 
Cùng thuộc họ hàng vitamin nhóm B, trong khi vitamin B9 hay còn gọi là axit folic giúp ngăn ngừa 50 -70% nguy cơ gây nên các bệnh liên quan đến ống thần kinh thì bổ sung vitamin B12 cũng giúp giảm 2,3 lần nguy cơ dị tật thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu. Theo khuyến các của các chuyên gia, để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600 mcg axit folic và khoảng 2,6 mcg vitamin B12/ ngày.
 
Nói không với tất cả các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân
 
Cá là một nguồn protein siêu giàu dinh dưỡng như protein, sắt và axit béo omega-3, rất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ của bào thai, của trẻ đang bú mẹ và trẻ nhỏ. Nhưng một số loại cá lại có hàm lượng thủy ngân cao, khi đi vào thai nhi qua dây rốn có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe như khiếm khuyết nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như mù, điếc hay chậm phát triển trí não nếu như bào thai bị nhiễm kim loại này từ trong tử cung. Thủy ngân đặc biệt độc hại vì nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ thống nội tiết tố. Cá ngừ là một trong các loại cá có thể có hàm lượng thủy ngân rất cao, và một số loại cá ngừ có mức độ thủy ngân cao hơn các loại khác. Do đó, tốt nhất là phụ nữ sắp và đang làm mẹ nên tuyệt đối tránh tất cả các loại cá ngừ trong suốt thai kỳ và khi cho con bú.
 
Bổ sung canxi: Cho xương của con chắc khỏe
 

Là “vật liệu” chính xây dựng nên khung xương và răng ngay từ khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, bổ sung canxi khi mang thai là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra, canxi cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và góp phần tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch, giữ cho hoạt động của các cơ bắp trong cơ thể diễn ra bình thường. Trung bình, mỗi ngày bầu nên bổ sung khoảng 1300 - 2000 mg canxi cho cơ thể.
 
Sử dụng thực phẩm an toàn
Việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu khi mẹ mang bầu sẽ dẫn đến giảm chỉ số IQ ở trẻ. Chính vì vậy, một lối sống khỏe mạnh, sử dụng thực phẩm an toàn (rau củ quả sạch) sẽ ngăn chặn nguy cơ tổn hại sức khỏe tâm thần của thai nhi.
 
Vitamin D để ngăn ngừa nguy cơ kém phát triển
 
Vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và phốt-pho của cơ thể, giúp xây dựng hệ xương và răng vững chắc cho thai nhi. Không bổ sung đủ vitamin D khi mang thai là nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi khi chào đời. Thậm chí, có thể dẫn đến các trường hợp xương phát triển dị dạng. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của trường đại học Western Australia cho thấy, thiếu vitamin D trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển hành vi và khả năng ngôn ngữ sau này của trẻ. Vì vậy, theo khuyến cáo, mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600 IU để giúp bé cưng phát triển toàn diện.
 
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
 

 
Những phụ nữ thừa cân khi có thai có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn nhiều và em bé có nhiều khả năng gặp một loạt các vấn đề sức khỏe: từ dị ứng, hen suyễn, béo phì ở trẻ em đến bệnh tiểu đường và bệnh tim… Chính vì thế, để chuẩn bị có thai, mẹ phải chỉnh lại thói quen ăn uống khôn ngoan, tập yoga hoặc tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
 
Tránh căng thẳng
 
Tình trạng căng thẳng thần kinh ảnh hưởng đến lượng đường và insulin trong máu và gây ra các vấn đề biến chứng thai kỳ. Căng thẳng trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến chứng trầm cảm, lo âu, và béo phì ở trẻ em. Trong thực tế, ước tính ít nhất 80% các vấn đề về sức khỏe thai kỳ đều bị gây ra bởi stress. Vì vậy, trước khi có bầu, hãy chọn các phương pháp giảm stress hiệu quả như: yoga, thiền, tập thể dục, thay đổi cuộc sống/ công việc/ mối quan hệ có thể gây nguy hiểm. Nếu không, hãy học cách kiểm soát căng thẳng và sống vui vẻ, lạc quan để có thể sinh ra những em bé vui tươi, khỏe mạnh.
 
Có ý thức bảo vệ con ngay từ khi mang thai
 

Bạn có biết rằng sức khỏe đường ruột của một người được quyết định ở giai đoạn dưới ba tuổi, và hầu hết tất cả đều nhờ mẹ? Khi mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đường ruột khỏe mạnh, cơ quan sinh sản khỏe mạnh thì em bé mới có cơ hội sinh ra khỏe mạnh. Bởi vì bé được sinh qua ngả âm đạo của mẹ, thì sự chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ đề kháng tốt. Bên cạnh đó, việc được sinh thường qua đường tự nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo và chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt. Do đó, mẹ khỏe mạnh cũng giống như đầu tư vào "tài khoản sức khỏe” của bé, và quá trình đầu tư này nên bắt đầu từ trước khi mang thai. Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học cho trẻ giai đoạn bú mẹ hoàn toàn và giai đoạn ăn dặm sẽ giúp trẻ có một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh lâu dài.
 
 
TUỆ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam

 

 [mecloud]ytwTuIqKyU[/mecloud]