Nêm bao nhiêu muối là vừa trong thức ăn của trẻ
Thiếu hay thừa muối có gây hại gì cho sức khoẻ của trẻ?
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Trong thực phẩm tự nhiên mẹ bổ sung hàng ngày cho bé như: thịt, cá, rau, quả... dù không nêm cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl). Lúc này, cơ thể bé tự khắc sẽ điều tiết theo hướng tiết kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều.
Nhưng nếu bé ăn thừa muối, lượng dư sẽ được thải qua nước tiểu, đồng thời khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận.
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, thận còn chưa hoàn thiện về mặt chức năng. Do đó, việc dùng mắm, muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, điều này có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…
Trước những nguy cơ này, khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp nào cho bé, cha mẹ cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm, để có sự gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Lưu ý, cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt.
Nêm bao nhiêu muối là vừa cho con?
TS. PS Phạm Diệp Thuỳ Dương (Nguồn: VTV)
Theo TS. PS Phạm Diệp Thuỳ Dương, trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất ít trong chế độ ăn uống. Không cho con ăn quá nhiều muối, chính là cách giúp bé quen với vị nhạt, hạn chế thói quen ăn mặn khi lớn lên. Cha mẹ cũng nên biết rằng, muối là một trong những thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh như cao huyết áp, ung thư... không tốt cho sức khoẻ nếu ăn quá nhiều.
Theo đó, lượng muối được khuyến cáo mỗi ngày cho bé là:
- Dưới 1 tuổi – dưới 1g
- Từ 1 – 3 tuổi – 2g
- Từ 4 – 6 tuổi – 3g
-Từ 7 – 10 tuổi – 5g
- Sau 11 tuổi – 6g
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý, tuyệt đối không nêm thêm muối, nước mắm, … vào thức ăn cho bé dưới 1 tuổi vì thận của bé không thể “xử lý” được hết lượng muối này, hơn nữa muối đã có sẵn trong gạo, thịt, rau,... chưa chế biến đã đủ cho nhu cầu muối của bé.
Dù bạn thấy là rất nhạt nhẽo, và nghĩ “rất khó nuốt” cũng đừng nêm gì thêm, bé của bạn chưa từng biết vị “đậm đà” của muối, của đường nên sẽ chấp nhận và làm quen với bột dành cho bé.
Vị chuyên gia cũng lưu ý thêm, khi con từ chối ăn bạn thường quy ngay là do bé không thích thức ăn không nêm nếm, nhưng trên thực tế không điều đó không hoàn toàn đúng, có thể do những nguyên nhân bệnh lý khác cần đến sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, rất nhiều loại thực phẩm cho trẻ em có rất nhiều muối như: Snack, chip chip, … vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra thông tin dinh dưỡng trước khi mua. Bạn có thể tính ra lượng muối trong thực phẩm bằng cách nhân lượng natri với 2,5. Ví dụ, 1g natri trên 100g tương đương với 2.5g muối trên 100g.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 10 hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ hết nấc
- Thói quen xấu của trẻ bố mẹ cần sửa ngay trước khi quá muộn và cách khắc phục cho từng thói quen
- Cảnh báo tỉ lệ bướu cổ của trẻ em tăng nhanh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua