Dòng sự kiện:

Nên hay không khi cho trẻ uống sữa đậu nành theo "cảm tính"?

16:17 12/08/2015
Tuy nhiên không phải lứa tuổi nào và cách uống nào cũng phù hợp với chế độ dinh dưỡng của sữa đậu nành. Đặc biệt với trẻ nhỏ, uống với số lượng và cách thức nào để trẻ không bị dị ứng và tiêu chảy.

Sữa đậu nành là thức uống thân thiết đối với người Việt. Sữa đậu nành cung cấp ít chất béo và chất béo bão hòa này lại có lợi hơn so với sữa bò. Ngoài ra, chúng cũng có chứa lượng natri ít hơn và không có cholesterol, không có lactose.

Tuy nhiên không phải lứa tuổi nào và cách uống nào cũng phù hợp với chế độ dinh dưỡng của sữa đậu nành. Đặc biệt với trẻ nhỏ, uống với số lượng và cách thức nào để trẻ không bị dị ứng và tiêu chảy.


Nên cho trẻ uống sữa đậu nành từ 6 tháng tuổi trở lên

Dưới 6 tháng tuổi trẻ chưa phát triển toàn diện về thể chất nên hàm lượng mangan cao trong đậu lành sẽ gây độc cho trẻ ( gây dị ứng hoặc tiêu chảy). Vì vậy, cho trẻ trên 6 tháng tuổi uống thêm sữa đậu nành ngoài nguồn sữa mẹ nhé.

Nên cho bé uống sữa khi no


Các protein trong sữa bị biến đổi thành nhiệt lượng tiêu thụ trong cơ thể và mất tác dụng dinh dưỡng khi mẹ cho trẻ uống sữa đậu nành lúc đói. Mẹ nên cho trẻ uống sữa khi no và tốt nhất nên ăn kèm một số thực phẩm giàu tinh bột với sữa đậu nành như bánh mỳ, bánh ngọt,... để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng.

Nên uống sữa đậu nành đã chế biến

Trong sữa đậu nành chưa chín kỹ có chất ức chế men Trypsin, saponin và một vài chất độc có hại cho cơ thể. Nên nếu bạn cho bé uống sữa chưa được nấu chín kỹ, bé sẽ có nguy cơ bị các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…Bạn nên tự nấu sữa đậu nành ở nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho bé.

Nên uống sữa đậu nành sánh mịn


Điều này có nghãi là sữa đậu nành chỉ tốt nhất khi “đơn thân”, khi kết hợp với các thực phẩm khách như đậu phụ, trứng, cà chua...sẽ mất đi cấu chúc dinh dưỡng vốn có của thức uống này.

Nhiều bà mẹ hay có con mình ăn những loại canh sữa đậu nành nấu kèm với các thực phẩm trẻ thích. Tuy nhiên, chính những món ăn này lại rất khó để cơ thể hấp thụ và còn làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có trong sữa đậu nành và trứng.

Nên uống lượng sữa đậu nành vừa phải

Các chuyên gia của trường Đại học Y Harvard khuyến cáo trẻ em chỉ nên uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày.  Bên cạnh đó, chuyên gia Insight, Trường Đại học Y Harvard cũng khuyến cáo trẻ em không nên uống quá nhiều sữa đậu nành hàng ngày mà nên được giới hạn chỉ uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày.

Nên đun sôi sữa đậu nành trước khi cho trẻ uống. Khi đun sữa nên để sôi một lúc chứ không nên thấy sữa vừa sôi thì lập tức tắt bếp đi. Khi sữa sôi thì nhiệt độ chỉ khoảng 80 – 90 độ C mà thôi và nhiệt độ này chưa đủ để phá hủy hoàn toàn các độc tố. Vì vậy, cách tốt nhất là nên giảm nhỏ lửa và tiếp tục đun sôi sữa khoảng từ 5 – 10 phút sau đó rồi mới tắt bếp.

Dù có khá nhiều các khoáng chất và các vitamin nhưng sữa đậu nành lại có ít protein, vitamin A, folate, canxi và kẽm hơn so với sữa bò, và đặc biệt chúng không có chứa vitamin B12. Nếu bé thích uống sữa đậu nành hơn hẳn so với các loại sữa khác, bố mẹ nên bổ sung cho con nguồn vitamin B12 và canxi từ các nguồn thực phẩm khác như phomai, sữa chua, bông cải xanh, kiwi, hải sản,... 

Nên làm sữa đậu nành ở nhà để uống đảm bảo chất lượng

Nguồn hàng sữa đậu nành được cung cấp bên ngoài rất nhiều. Nấu sữa đậu nành theo cách thủ công hay công nghiệp đề không được keiemr tra nghiêm ngặt về độ đậm đặc và cấu trúc dưỡng chất nên không an toàn cho trẻ sử dụng. Gia đình hãy chọn cách chế biến sữa đậu nành tại nhà, cách này trước đây chiếm khá nhiều thời gian và công sức, ngâm đậu, xay đậu, đun sôi, vớt bọt và tránh cho sữa bị khê, nồng, chưa kể đến việc những dưỡng chất có trong đậu nành có thể bị tiêu hủy vì chế biến không đúng cách. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, việc tự chế biến sữa tại nhà không những an toàn cho gia đình bạn mà còn đem lại nguồn dưỡng chất tối đa cho trẻ.

 [mecloud]ybapriDiUX[/mecloud]

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin