Dòng sự kiện:

Những biến chứng nguy hiểm dễ xảy đến với mẹ bầu khi sinh thường

Theo TTXVN
14:02 30/03/2017
Những chuyện "đáng sợ" khi sinh thường của các bà mẹ không phải là hiếm và chúng không nhằm mục đích hù dọa bạn, mà là những kiến thức giúp bạn chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên bàn sinh.

1. Rách âm đ.ạo

Rách âm đ.ạo là hiện tượng vùng da ở đáy chậu (vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh d,ục) bị rách trong quá trình mẹ rặn đẻ đẩy em bé ra ngoài. Đây là rách âm đ ạo tự nhiên, khác với rách do phải rạch tầng sinh môn. Khi sinh nở, âm đ.ạo có nhiệm vụ giãn ra để em bé có đủ không gian chui ra ngoài. Tuy nhiên trong quá trình này, âm đ.ạo thường bị rách do bị co kéo quá mức hoặc do các cơn co chuyển dạ ập đến liên tục.

95% những người lần đầu làm mẹ sẽ “trải nghiệm” cảm giác rách âm đ.ạo khi sinh, do các mô cơ có độ co giãn kém hơn những người đã từng sinh con. Một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ rách âm đ.ạo như mẹ tăng cân quá nhiều, quá trình sinh con diễn ra quá nhanh (do các mô cơ chưa kịp điều chỉnh thích nghi và giãn ra để em bé chào đời), vị trí của thai nhi không thuận lợi… Ngoài ra, việc sử dụng các thủ thuật trợ sinh như kẹp, giác hút cũng khiến sản phụ bị rách âm đ.ạo. Đối với những mẹ sinh con lần hai, lần ba, khả năng bị rách âm đ.ạo thấp hơn do vùng này đã có được “tập dượt” trước đó.

Trong một số trường hợp, vùng này không thể mở đủ rộng và các bác sĩ buộc phải dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để em bé dễ dàng chào đời hơn. Sau ca sinh, vùng bị rách sẽ được khâu lại và mẹ cần chú ý vệ sinh cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Vết thương này sẽ lành sau sinh khoảng 3-5 ngày.

Rách âm đạo là điều khó tránh khi sinh thường.

2. Nhịp tim thai nhi giảm

“Trong quá trình chuyển dạ, nếu bác sĩ nhận thấy nhịp tim của thai nhi giảm hoặc có phân su trong nước ối (em bé đi đại tiện ra nước ối) thì cần mổ khẩn cấp ngay”, tiến sĩ Tom Mokaya – bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Sunninghill (Nam Phi) nói. 

Trước khi quyết định mổ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn thay đổi tư thế để làm giảm áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch chính của cơ thể. Bạn cũng có thể sẽ được thở oxy. Nếu thay đổi tư thế và các hỗ trợ nói trên không cải thiện được tình hình, bác sỹ sẽ muốn em bé ra đời càng sớm càng tốt. Nếu tại thời điểm đó, cổ tử cung đã mở ra hết cỡ, bác sĩ có thể sẽ sử dụng kẹp hoặc giác hút để lấy em bé ra. Nếu cổ tử cung mở chưa đủ rộng, thì có thể bạn sẽ phải sinh mổ.

Việc chậm trễ xử lý có thể dẫn đến suy thai, làm giảm nguồn cung cấp oxy đến cho em bé, dẫn đến co giật, bại não và thậm chí là tử vong.

3. Mẹ bị cao huyết áp khi đẻ thường

Cao huyết áp là tình trạng vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Sự căng thẳng và đau đớn trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp. Lúc này, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con, các bác sĩ buộc phải chỉ định sinh mổ.

Mẹ bầu bị tăng huyết áp trong qua trình chuyển dạ có thể phải chuyển qua sinh mổ.

4. Sản giật

Sản giật là một biến chứng có thể đe dọa mạng sống của mẹ và con. Hiện tượng này xảy ra khi một thai phụ đã được chẩn đoán là tiền sản giật trước đó (tăng huyết áp và có protein trong nước tiểu).

Trong một số trường hợp, co giật hoặc hôn mê là dấu hiệu đầu tiên nhận biết một phụ nữ đang mang thai bị tiền sản giật. Những dấu hiệu quan trọng báo động sự xuất hiện của cơn sản giật là nhức đầu dữ dội, nhìn mờ, nhìn đôi, hoa mắt. Nhiễm độc thai là từ thường dùng để miêu tả sản giật và tiền sản giật.

5. Thai nhi bị mắc kẹt khi đẻ thường

Hầu hết những ca thai nhi quá lớn đều được bác sĩ chỉ định để mổ. Tuy nhiên, quá trình sinh nở không thiếu những trường hợp bất thường và nếu đầu em bé quá lớn, thai nhi ngôi ngược, mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc bất thường… thì có thể khiến em bé bị mắc kẹt trong tử cung. Trong trường hợp này, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp hút hoặc dùng kẹp để hỗ trợ đưa em bé ra. Nếu quá khó thì phải chuyển qua mổ gấp. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không phối hợp kịp thời thì bé rất dễ bị ngạt và tử vong trước khi ra đời. 

Nguồn: Gia đình Việt Nam