Mẹ bầu có ý định sinh thường sau khi sinh mổ, hãy lưu ý điều này
Khi Erin Reynolds mang thai bé thứ hai, cô ấy ngay lập tức muốn một ca sinh VBAC - nghĩa là một ca sinh thường sau khi sinh mổ đứa đầu tiên.
“Đứa đầu tiên tôi đã sinh mổ, và tôi đã phải chịu đựng nỗi đau khủng khiếp kéo dài đến tận nhiều tuần sau đó”, Erin nói.
“Tôi nghĩ rằng sinh thường là cách tự nhiên và tốt nhất cho lần sinh đứa thứ hai. Bởi vì chồng tôi vô cùng bận rộn, nên tôi sẽ vừa phải chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh và một đứa 17 tháng tuổi, chính vì thế mà tôi cần phải hồi phục thật nhanh”.
Mặc dù đã được thông báo rằng tỉ lệ thành công của ca sinh thường lần này không cao nhưng Erin vẫn rất lạc quan. “Tôi cảm thấy cơ thể tôi có thể đảm nhận được trọng trách này” , cô ấy nói.
Và cô ấy đã đúng. Cùng với sự giúp đỡ và đồng hành trong suốt quá trình mang thai và sinh nở của các chuyên gia y tế, Erin đã đạt được mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đó: 10 tuần sau khi sinh, Erin phát hiện ra cô ấy lại mang thai lần nữa.
“Hai ca sinh VBAC này chỉ cách nhau có 11 tháng rưỡi nên tôi đã rất lo lắng. Nhưng rất may mắn là tôi đã sinh em bé thứ ba một cách nhanh chóng và thậm chí còn không kịp đến bệnh viện”, cô ấy kể lại.
Với hai ca sinh thường thành công như vậy, Erin chia sẻ rằng mình không có gì phải hối tiếc về sự lựa chọn của mình.
Nhưng đối với một số người khác, câu chuyện sinh VBCA lại không hề dễ dàng như thế.
Jade Glen là một người mẹ cũng có mong muốn sinh thường đứa thứ hai sau khi sinh mổ đứa thứ nhất, nhưng thực tế lại không diễn ra đúng như kế hoạch.
“Tôi muốn một ca sinh VBAC bởi vì tôi muốn đón con mình ngay sau khi sinh” - cô ấy nói, “và tôi cũng nghĩ rằng sinh thường là phương pháp sinh đúng đắn nhất”.
Trái lại với những mong mỏi của cô ấy, trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của Jade không giãn ra và em bé không thể chui ra được.
“Sau một quãng thời gian rặn đẻ dài đằng đẵng thì cuối cùng tôi cũng phải sinh mổ giống đứa đầu tiên, nhưng chỉ cần bé sinh ra an toàn và khỏe mạnh thì tôi cũng đã rất hạnh phúc rồi”, cô ấy thổ lộ, “thật ra thì tôi gần như đã thở phào nhẹ nhõm khi người ta bảo tôi phải sinh mổ”.
May mắn cho Jade là cô ấy đã hồi phục rất tốt sau lần sinh thứ hai.
Mặc dù đã tìm hiểu và chuẩn bị tâm lý cho cả quá trình nhưng Jade đã thú nhận rằng cô ấy không biết nhiều về những chuyện sẽ xảy ra sau khi ca sinh VBAC thất bại.
Vì vậy chúng ta cần biết những gì về một ca sinh VBAC?
Tiến sĩ Stephen Robson, Chủ tịch Bệnh viện Sản khoa và Phụ khoa Hoàng gia Úc và Cao đẳng New Zealand nói rằng, sinh nở theo cách nào là lựa chọn của người phụ nữ và lựa chọn ấy, dù có là thế nào thì cũng nên được ủng hộ.
“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phụ nữ và chồng của họ nên bàn bạc trước với nhau về mọi phương diện của việc chăm sóc phụ nữ mang thai và sau khi sinh”, ông cho biết.
Tiến sĩ Robson cũng nhấn mạnh rằng, mỗi tình huống đều khác nhau và chúng ta nên đánh giá tình hình theo những hướng khác nhau. Nhưng tuyệt đối không bao giờ ép phụ nữ sinh nở theo cách mà họ không cảm thấy phù hợp.
“Nếu sau khi bàn bạc với người phụ trách sinh sản của người phụ nữ mà không có lý do nào khiến họ không thể sinh thường sau khi sinh mổ thì cứ để họ sinh thường thôi”, tiến sĩ cho biết.
Xét về tỉ lệ thành công của một ca sinh VBAC, tiến sĩ Robson cho hay, tỉ lệ là 30 - 75% tùy thuộc vào các yếu tố kèm theo, bao gồm tuổi tác, tiền sử bệnh tật và tiền sử ca sinh trước.
Có một vài trường hợp mà người phụ nữ không thể sinh theo lối VBAC được.
“Người phụ nữ không nên sinh thường khi ca sinh mổ trước gặp nhiều khó khăn, ví dụ như có vết cắt ở tử cung quá phức tạp” - tiến sĩ Robson cho hay.
Phụ nữ cũng không nên sinh thường sau khi sinh mổ nếu khi mang thai có những triệu chứng phức tạp, ví dụ như mang thai thấp (nhau thai tiền đạo).
“Điều quan trọng là chúng ta phải nắm rõ những chuyển biến trong ca sinh mổ trước, đồng thời những triệu chứng đi kèm trong lần mang thai này.
Một điều quan trọng khác cần xem xét là nơi mà người phụ nữ dự tính sinh. Phải chắc chắn rằng ở đó có đầy đủ trang thiết bị để ứng phó với những biến chứng của thai kì, còn nếu không thì đừng đánh cược với rủi ro”, tiến sĩ Robson đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ.
Tóm lại, tiến sĩ Robson nói điều cốt lõi là người phụ nữ phải chia sẻ một cách cởi mở với người chăm sóc mình trong suốt thai kì.
“Mỗi người phụ nữ mang thai trong từng thời kì lại một khác. Không có câu trả lời nào đúng với tất cả các trường hợp cả”, ông ấy chia sẻ, “các bà bầu nên bỏ thời gian ra để nói rõ mọi chuyện, tìm kiếm thông tin nhiều nhất có thể và quyết định nếu điều đó làm bạn cảm thấy yên lòng nhất”.
Theo PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua