Những câu chuyện về người cha khiến cộng đồng mạng rơi nước mắt
Người cha ăn mày tàn tật kiếm tiền 2 năm để mua váy cho con
Đầu tháng 4, khi đi qua một công viên, anh Akash, một nhà báo Bangladesh đã tình cờ chụp được bức hình ông bố chỉ có một tay đang hân hoan chụp ảnh con gái. Kèm theo đó là câu chuyện về tình yêu vô điều kiện của người cha tên Kawsar Hossain dành cho con gái.
Bài chia sẻ kể: "Khi tôi đưa 6 tờ tiền mệnh giá 5 taka (tổng khoảng 90.000 đồng) cho người bán hàng thì họ hét vào mặt hỏi tôi có phải là ăn mày không. Con gái nắm chặt tay tôi khóc đòi về và nói không muốn mua váy nữa. Tôi lau nước mắt cho con. Đúng, tôi là kẻ ăn mày và tôi vẫn mua váy cho con".
Hossain cho biết, anh mất một cánh tay khi bị tai nạn 10 năm trước nên phải đi xin để kiếm sống. Cô con gái đã luôn ở bên và rất thương bố phải làm mọi việc chỉ bằng một tay. "Tôi cảm thấy xấu hổ mỗi khi thấy con đang nhìn mình xòe tay xin người khác nhưng con chẳng bao giờ bỏ tôi một mình", anh kể.
Dù hoàn cảnh khó khăn, anh luôn cố gắng cho con được đi học tử tế và lớn lên với những ký ức đẹp đẽ. Anh đã dành dụm mỗi ngày từ tiền ăn xin để đủ mua cho con một chiếc váy. Ông bố cũng phải mượn chiếc điện thoại của người hàng xóm để chụp lại khoảnh khắc con gái hân hoan mặc đồ mới.
"Suốt hai năm con gái tôi mới được mặc một chiếc váy mới", anh kể. Người phóng viên biết được câu chuyện này đã chia sẻ trên trang cá nhân rằng: "Hôm nay, người cha này không phải là một kẻ ăn mày mà là một ông vua với cô công chúa nhỏ của mình".
Cha lấy thân làm “bao cát” để kiếm tiền cứu con
Cha mẹ sẽ làm gì để có tiền cứu con, khi con bệnh nặng mà nhà quá nghèo? Câu trả lời sẽ là “Làm tất cả những gì họ có thể làm!” Vào tháng 11.2014, đã có rất nhiều người lấy làm lạ khi thấy một người đàn ông ngồi tại tàu điện ngầm ở Bắc Kinh (Trung Quốc) mặc trên mình chiếc áo có dòng chữ: “Bao cát thịt người, giá 10 tệ 1 cú đấm” (10 tệ là gần 35.000 đồng). Bên cạnh là một thùng giấy có dán giấy chứng nhận bệnh viện về bệnh tình của con trai.
Thì ra, con trai anh đang mắc bệnh máu trắng hiểm nghèo. Chi phí chữa bệnh lên tới 700.000 tệ (hơn 2,5 tỉ đồng). Đây là 1 con số rất lớn và người đàn ông tên Hạ Quân này không biết làm cách nào hết để có thêm tiền chữa bệnh cho con, thế là anh đã tình nguyện đưa thân mình ra làm bao cát.
Cảnh tượng khiến nhiều người chứng kiến không cầm được nước mắt, đặc biệt là dù nhiều lần bị bảo vệ đuổi đi, đánh đập, nhưng anh vẫn không bỏ cuộc.
Anh nói: “Tôi đã bán hết tất cả mọi thứ mình có rồi, còn đi mượn thêm 400.000 tệ nữa (hơn 1 tỉ đồng), nhưng vẫn không đủ. Chỉ còn cách này thôi. Tôi có thể chịu được việc bị đánh, bị đấm mỗi ngày, miễn có tiền cho con tôi chữa bệnh, miễn nó có thể sống mãi với tôi”.
Cha sống trong ống cống nuôi 2 con thủ khoa đại học
Bốn năm trước đâu, chú Nguyễn Hữu Định (Ứng Hòa, Hà Nội) được biết đến với biệt danh “ông bố sống trong ống cống”. Gần 15 năm mưu sinh khắp các vỉa hè Hà Nội, chú Định không dám ăn, không dám ở, chắt bóp từng đồng nuôi con học Đại học. Và thành quả lớn nhất là ông bố này có được là 4 người con đều chăm ngoan, học giỏi, trong đó có 2 con trai sinh đôi là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền đều đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2013.
Nhắc về những ngày cơ cực, chú Định cho hay gia đình vốn nghèo khó, lại đông con nên nếu chỉ trông chờ mấy sào ruộng ở quê chẳng đủ ăn, nói gì tới chuyện cho con đi học.
Để lo cho con được học hành đầy đủ, vợ chồng chú đã phải vay mượn khắp nơi, thậm chí số nợ cách đây 4 năm đã lên tới cả trăm triệu đồng.
Quyết tâm lên thành phố kiếm sống bằng nghề sửa xe ngoài vỉa hè, mỗi ngày số tiền kiếm được nhiều lắm cũng chỉ 100.000 đồng. Với món tiền ít ỏi này, chú chẳng dám ăn, chẳng dám thuê trọ nên quyết định chuyển ra ở trong ống cống bỏ hoang trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Từ sau khi hai con trai vào đại học, chú Định đã thôi cuộc sống trong ống cống trước đây. Thế nhưng hành trình ở trọ của 3 cha con vẫn lắm nỗi gian nan khi tiền phòng trọ, tiền điện, tiền nước mỗi tháng ngốn mất 4 triệu đồng. Vậy nhưng, dù vất vả tới đâu, cuộc sống có khó khăn tới mức nào, chú Định cũng cố gắng chịu đựng, chỉ mong cho các con có công ăn, việc làm đầy đủ, thoát kiếp “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như cuộc đời nghèo khổ của cha mẹ.
Ông bố đơn thân lặn lội khắp nơi xin sữa cho con
Cho đến bây giờ, rất nhiều người vẫn còn nhắc lại câu chuyện về ông bố đơn thân Trình Tuấn – người thành lập ra ngân hàng sữa mẹ từ chính câu chuyện đi xin sữa cho con gái của mình.
Được biết, khi cô con gái Nguyễn Kim Yến Nhi chào đời được 10 ngày tuổi, vợ anh đã ra đi mãi mãi.
Thương con gái bé bỏng phải chịu thiệt thòi vì sớm mất tình yêu của mẹ, anh tự mình vực dậy nỗi đau để chăm sóc thật tốt cho con. Anh phải tự mình xoay sở với việc thay tã cho con, dỗ con con khóc, ru con ngủ và đi khắp nơi xin sữa mẹ nuôi con. Nhờ sự kiên trì của ông bố trẻ, con gái anh đã được hưởng trọn những dòng sữa ngọt ngào từ những bà mẹ trong khắp thành phố.
Chính những ngày tháng ròng rã đi xin sữa cho con, anh Trình Tuấn đã nhen nhóm suy nghĩ về việc thành lập một ngân hàng sữa mẹ. Ngoài ra anh còn là đồng sáng lập Hội sữa mẹ, cộng đồng hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ với hơn 40.000 thành viên.
Người cha loay hoay che nắng cho con gái tại bệnh viện
Hồi tháng 2 vừa qua, mạng xã hội facebook đã cùng nhau chia sẻ clip quay một người đàn ông tìm cách che nắng cho con gái đang say giấc trên chiếc ghế dài trong khuôn viên của bệnh viện. Hình ảnh người cha lúng túng tìm cách che nắng cho con gái của mình bằng những tấm bìa được gắn lên cành cây gần đó đã làm cho nhiều người cảm động.
Được biết clip được quay tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội vào ngày 15.2.
Nhiều người còn cho rằng tình cảm của người bố với con gái thì thường được thể hiện ra bên ngoài bằng cách chăm sóc, nâng niu con. Ngược lại với con trai thì thường cứng rắn hơn, chứ không được mềm mỏng như với con gái.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Ngày của Cha - Father’s Day là ngày nào?
- Những hình ảnh Ngày của Cha đẹp và ý nghĩa nhất để đăng Facebook
- Ngày của Cha: Những lời chúc hay nhất gửi đến cha yêu
- Gợi ý những món quà bất ngờ đầy ý nghĩa cho Ngày của Cha
- Ngày của cha: Những khoảnh khắc đẹp giữa cha và con
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua