Những công thức làm mứt gừng ăn Tết hot nhất
Tác dụng của mứt gừng
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh gừng là phương thuốc nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Gừng làm giảm đau, viêm, có giá trị trong điều trị viêm khớp, đau đầu và đau bụng kinh nguyệt, ức chế rhinovirus là loại vi rút gây cảm lạnh.
Ngoài ra, gừng cũng ức chế các vi khuẩn như Salmonella, gây tiêu chảy và động vật nguyên sinh như Trichomonas (trùng roi âm đạo). Ở đường tiêu hóa, gừng làm giảm đầy hơi và co thắt gây đau.
Bên cạnh đó, gừng có thể ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày do thuốc chống viêm không steroid như aspirin và ibuprofen.
Chính vì vậy gừng dùng làm mứt cũng có rất nhiều tác dụng. Không chỉ thơm ngon, dễ thưởng thức mà mứt gừng có tính ấm, rất có lợi cho tiêu hóa, giảm ho. Ăn từ 10-15g gừng mỗi ngày có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa.
Mứt gừng cũng có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng, đau bụng do ăn uống không điều độ; dùng phòng bệnh viêm đường hô hấp (viêm họng, ho mất tiếng).
Những công thức làm mứt gừng hot nhất
Chị em có thể chế biến ra rất nhiều loại mứt từ gừng, tùy thuộc vào khẩu vị, sở thích và sự khéo tay của mình. Yeutretho.vn xin giới thiệu những cách làm mứt gừng hot nhất hiện nay, được nhiều người ưa chuộng.
1. Cách làm mứt gừng dẻo với dứa
Nguyên liệu:
Gừng non: 300gr
Dứa: 1 quả nhỏ hoặc 150gr
Đường: 200gr
Phèn chua: 5gr
Chanh: 2 quả.
Cách làm mứt gừng dẻo
Dứa gọt vỏ, cắt bỏ mắt và xắt hạt lựu hoặc xay nhuyễn tùy sở thích.
Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái chỉ.
Pha vào nước sạch nước cốt 1 quả chanh và ngâm gừng trong khoảng 15 phút để gừng không bị thâm. Sau đó vớt ra rửa sạch.
Đun sôi 2 lít nước với 5gr phèn chua để chần qua gừng
Cho gừng vào trần với nước trong khoảng vài phút, sau đó vớt ra xả sạch với nước lạnh vài lần cho hết phèn.
Trộn gừng với nước cốt của 1 quả chanh còn lại, thêm dứa xắt hạt lựu và đường vào, trộn đều và để qua đêm hoặc cho đến khi đường tan hết.
Khi đường tan hết thì đem sên gừng ở lửa nhỏ cho đến khi gừng dẻo, trong, ăn có vị chua ngọt thanh thì tắt bếp.
Để mứt dừng dẻo nguội cho vào lọ thủy tinh và cất tủ lạnh. Có thể ăn kèm với lạc rang (đậu phộng) giã nhỏ nếu thích.
2. Cách làm mứt gừng dẻo với đu đủ
Nguyên liệu
400g đường
300g đủ đu non
250g gừng non
Nước cốt 2 quả chanh
1 thìa cà phê phèn chua
1 thìa cà phê vanilla extract
20g muối biển (nếu sử dụng muối thường thì dùng nhiều hơn)
50g đậu phộng
Cách làm mứt gừng đu đủ lạ miệng
Gừng gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, cắt sợi.
Đu đủ: bào mỏng, cắt sợi.
Cho gừng đã cắt sợi vào thố, bóp gừng với muối, vắt bỏ bớt nước cay, sau đó xả lại bằng nước lạnh rồi vắt ráo. Làm tương tự với đu đủ non đã cắt sợi.
Đậu phộng rang chín, bóc vỏ.
Ướp gừng và đu đủ với đường và nước cốt chanh.
Phơi nắng khoảng 15 phút cho đường tan hết, thấm vào đu đủ và gừng.
Cho hỗn hợp vào chảo không dính, để lên bếp, sên với lửa riu riu, trộn đều tay.
Khi thấy đường rít đũa, kéo sợi thì tắt bếp.
Cho đậu phộng đã rang chín vào hỗn hợp, thêm vanilla, trộn đều.
Mứt nguội, cho vào hũ thủy tinh để dùng dần. Lưu ý hũ thủy tinh phải được trụng với nước sôi và mang phơi nắng cho thật khô để giữ mứt lâu hơn.
3. Cách làm mứt gừng lát truyền thống
Nguyên liệu
Gừng bánh tẻ hoặc gừng non tươi 2kg
Chanh tươi: 1 quả.
Đường kính trắng: 800g
Muối: 2 thìa to.
Vanilla.
Cách làm mứt gừng miếng
Cạo vỏ, thái gừng thành lát cực mỏng
Vừa thái vừa ngâm vào thau nước có pha sẵn 2 thìa muối, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
Luộc gừng trong khoảng 2-3 phút. Sau đó chắt bỏ nước luộc gừng rồi lại cho nước mới vào luộc. Đun sôi lần 2 như thế thì món mứt gừng sẽ bớt đi vị cay nồng và thơm ngon hơn.
Khi nước vừa sôi ở lần thứ 2 thì hãy vắt vào nồi nước luộc gừng một quả chanh để gừng được trắng đẹp hơn.
Vớt gừng ra và rửa lại với nước sạch nhiều lần (2-3 lần) để loại bỏ đi vị chua của chanh. Sau đó, ướp gừng với đường theo tỉ lệ 2:1. Tức là, cứ 1kg gừng thì sử dụng 500g đường ( 5 lạng ).
Muốn món mứt gừng được thấm đều đường và thơm ngon hơn thì hãy để đường tan hoàn toàn rồi mới sên mứt. Chúng ta cần khoảng thời gian từ 2h đến 3h để đường và gừng hòa quyện lại.
Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng già rồi cho hỗn hợp đường và gừng vào, đun với lửa vừa. Dùng đũa đảo đều để gừng không bị cháy sém và được ngấm đường. Đến khi lượng nước đường trong chảo không còn nhiều và đã hơi sền sệt thì giảm nhỏ lửa, dùng đũa đảo liên tục và cho vanilla vào để tạo mùi thơm.
Khi đường trắng kết tinh bám vào gừng thì nhanh tay bắc chảo xuống bếp.
Khi mứt đã nguội hẳn thì nên sử dụng lọ thủy tinh hoặc buộc kín túi nilon để bảo quản mứt được lâu.
Tiểu Vũ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- Nấu phở bò sốt vang muốn thịt mềm, thơm ngon nhớ thêm gia vị này
- Thả thứ này vào luộc cua ghẹ thịt chắc nịch thơm ngon, đậm đà ai cũng thích
- Cơm nguội còn thừa đừng rang theo cách cũ, làm thế này ăn ngon, trẻ con cũng thích
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua