Những dấu hiệu lạ 'đột nhiên đến rồi ra đi' trong thai kỳ nhưng bà bầu không được chủ quan
Viêm nướu
Trong thời kỳ này, nướu sẽ bị sưng lên do thay đổi nồng độ progesterone và estrogen và tăng lưu lượng máu.
"Nướu của phụ nữ mang thai có thể sưng lên gây chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa”, Gildo Corradi, một nha sĩ ở thành phố New York giải thích.
Nếu bạn nhận thấy rằng lượng máu chảy nhiều đáng kể, ngay cả khi bạn không đánh răng phải đi khám nha sỹ.
Nha sỹ sẽ kiểm tra tình trạng viêm lợi, viêm nướu răng và nha chu - một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến dây chằng, xương có thể gây sinh non và sinh con nhẹ cân, cũng như mất răng, đột quỵ, và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Tiến sĩ Corradi khuyên bạn nên đi lấy cao răng 2 lần trong suốt thai kỳ và vệ sinh răng miệng đầy đủ tại nhà. Nếu bạn mắc bệnh nha chu, bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn nước súc miệng kháng khuẩn.
Viêm mũi
“Phụ nữ khi mang thai thường bị tắc nghẽn, chảy máu mũi và ngáy. Mang thai gây tình trạng sưng niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy trong mũi do thay đổi nội tiết tố," Laura Dean, Bác sỹ sản phụ khoa tại Stillwater, Minnesota, Mỹ nói.
Sưng niêm mạc mũi gây khó thở, đặc biệt là vào mùa đông. Bạn có thể giảm tình trạng khó chịu này bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mũi và máy tạo độ ẩm hoặc dành ra vài phút để hít hơi nước trong phòng tắm.
Táo bón
Lượng progesterone tăng nhanh trong quá trình mang thai làm chậm thời gian di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột của bạn, thậm chí dẫn đến táo bón. Thêm vào đó, việc bổ sung các loại vitamin trước khi sinh làm cơ thể bạn hấp thụ nhiều nước hơn, gây khó tiêu.
Nếu bạn đang bị táo bón khi mang thai nên uống viên tổng hợp không chứa chất sắt trong thời gian ngắn. Mẹ bầu hãy uống nhiều nước và bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng thuốc nhuận tràng, vì thuốc này kích thích nhu động ruột và có thể làm giảm độ ẩm trong ruột và ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng.
Phù chân
Em bé trong bụng của bạn đang lớn lên từng ngày và đòi hỏi cơ thể mẹ cung cấp lượng máu, oxy, chất dinh dưỡng lớn. Khi bé được 20 tuần tuổi, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn sẽ tăng lên 50 %. Điều này dẫn đến giãn tĩnh mạch ở chân và bàn chân gây phù chân. Không có cách nào để ngăn triệu chứng này, nhưng để giảm đau và sưng, hãy nâng chân của bạn và đặt ở vị trí cao hơn. Đối với trường hợp nặng, bạn nên chườm lạnh hoặc mát xa để cảm thấy dễ chịu hơn.
Sạm da
Bạn có thể từng nghe nói rằng hormone thai kỳ có thể gây ra mụn và sạm da (thường xung quanh núm vú, trên mặt và một đường chỉ dọc bụng gọi là đường nigra linea). Mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi trên cơ thể xuất hiện những cục thịt thừa ở đường viền cổ, nách, hoặc xung quanh ngực. Bạn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da nhạy cảm.
Theo Emdep
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những món ăn mẹ bầu nên tích trữ bên mình trong thai kỳ
- Những dấu hiệu cho thấy mẹ đang có một thai kỳ rất ổn
- Mẹ sinh con mặt mũi thâm tím vì thói quen ăn uống này trong thai kỳ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua