Những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ cần biết
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ
- Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
- Trẻ biếng ăn: Có nhiều lý do như:
Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Khi bệnh trẻ thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.
Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).
- Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…
- Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.
Cha mẹ cần nhận biết chính xác dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả.. Ảnh minh họa
Những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có những dấu hiệu như khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thiếu cân và chậm tăng cân và có thể bị sụt cân trong 2 đến 3 tháng.
Da xanh xao, tóc mọc rất ít và thưa, bị rụng tóc ở vùng chẩm
Những dấu hiệu phát triển như đứng, bò và ngồi cũng chậm hơn với những đứa cùng lứa tuổi, rất ít vận động và hay quấy khóc,
Chậm mọc răng
Những bắp thịt ở chân và tay mềm, bụng to
Trẻ bị suy dinh dưỡng hay bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ rất biếng ăn, niêm mạc nhợt nhạt, khó chịu ít vui chơi và kém linh hoạt
Ngoài ra dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ còn thường xuyên mắc những bệnh lý nhiễm trùng khác.
Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO-1981)
WHO sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, dựa vào độ lệch chuẩn (SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Centre of Health Statistics) để phân loại mức độ suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng độ I: Cân nặng của trẻ dưới - 2SD đến - 3SD tương đương với cân nặng còn 70-80% so với mức bình thường.
Suy dinh dưỡng độ II: Cân nặng của trẻ dưới - 3SD đến - 4SD tương đương với cân nặng còn 60-70% so với mức bình thường.
Suy dinh dưỡng độ III: Cân nặng của trẻ dưới - 4SD tương đương với cân nặng còn dưới 60% so với mức bình thường.
Cách phân loại theo WHO nhanh, đơn giản, phổ biến nhưng không phân biệt được suy dinh dưỡng cấp tính hay mãn tính, không nêu đủ các thể suy dinh dưỡng nặng.
Mai Nguyên (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua