Những điều cần biết về bệnh khiếm thính ở trẻ em
Khiếm thính ở trẻ em là gì?
Khiếm thính có thể xảy ra khi một cơ quan nào đó trong tai không thể hoạt động bình thường. Các cơ quan cấu tạo nên thính giác gồm có tai ngoài, tai trong, và tai giữa, dây thần kinh thính giác cùng hệ thống thính giác.
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh khiếm thính ở trẻ em
Biểu hiện của bệnh khiếm thính là không giống nhau giữa các trẻ. Nếu như có nghi ngờ con mình có các biểu hiện của bệnh, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nhi khoa để khám thăm dò thính lực cho trẻ càng sớm càng tốt.
Kể cả khi trước đó kết quả kiểm tra không cho thấy bất cứ biểu hiện nào đặc biệt, vẫn nên cảnh giác trước các dấu hiệu sau:
Đối với trẻ sơ sinh:
Không hề giật mình trước những âm thanh ồn ào.
Không hề quay về phía phát ra nguồn âm khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi.
Không phát âm được một từ đơn nào, đại loại như “ma ma” hay “ba ba” khi được khoảng 1 tuổi.
Quay đầu lại khi nhìn thấy bạn thế nhưng khi bạn gọi tên trẻ thì chúng lại không làm vậy. Đôi khi đó chỉ là do trẻ bị mất tập trung hay chỉ là muốn làm lơ với bạn, tuy nhiên, cũng có thể là do chứng lãng tai một phần hay toàn phần mang lại, khả năng bị bệnh khiếm thính rất cao.
Dường như chỉ nghe được một vài âm thanh còn những âm khác thì không.
Đối với trẻ nhỏ
Nói năng ngập ngừng
Nói không rõ ràng
Không làm theo sự chỉ bảo. Đôi khi đó chỉ là do trẻ bị mất tập trung hay chỉ là muốn làm lơ với bạn, tuy nhiên, cũng có thể là do chứng lãng tai một phần hay toàn phần mang lại.
Trẻ em đều phải trải qua các quá trình chơi, học, giao tiếp và ứng xử. Nếu trẻ bỗng chững lại ở một vài giai đoạn nào đó cũng có thể là biểu hiện của chứng mất thính lực hoặc do những trục trặc khác trong giai đoạn phát triển.
Thăm dò và chẩn đoán bệnh khiếm thính ở trẻ em
Kiểm tra thính lực có thể chẩn đoán khả năng trẻ bị mất thính lực hay không. Phương pháp này rất dễ tiến hành mà không gây đau đớn cho trẻ. Thực tế thì trong quá trình khám thăm dò trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ. Thăm dò thính lực chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi – thường là vài phút.
Đối với trẻ sơ sinh
Tất cả những trẻ nhỏ không quá một tháng tuổi đều phải kiểm tra thính lực. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có kết quả kiểm tra thính lực được lưu ở bệnh viện. Nếu em bé đó không vượt qua được quá trình kiểm tra vậy thì phải nhanh chóng chuẩn bị cho trẻ một cuộc kiểm tra thính lực toàn diện càng sớm càng tốt và không nên để khi trẻ được hơn 3 tháng tuổi mới tiến hành.
Đối với trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ cũng phải kiểm tra thính lực trước khi đi học hoặc bất cứ khi nào trẻ có biểu hiện không tốt về mặt thính giác. Những trẻ không vượt qua được kỳ khám thăm dò rất có khả năng bị khiếm thính, cần phải làm một cuộc kiểm tra thính lực toàn diện càng sớm càng tốt.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Giúp mẹ chăm sóc “giai đoạn vàng” của trẻ
- Não bộ của trẻ có thể bị tổn thương nghiêm trọng chỉ với 5 giây rung lắc
- Làm thế nào để chấm dứt thói lề mề của trẻ?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua