Những lễ hội đầu xuân cầu may mắn cả năm
Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mùng sáu tháng Giêng khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến tháng 3 Âm lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế, đi hội chùa Hương, du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống. Ảnh: Anh Tuấn.
Lễ hội chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng Âm lịch. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi, từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả..., và cả các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Thực phẩm được nhiều người ưa chuộng đó là thịt bê. Ảnh: Lê Hiếu.
Lễ khai ấn đền Trần diễn ra đêm 14 và ngày 15 tháng Giêng, tại đền Trần phường Lộc Vương, TP.Nam Định. Du khách tham gia lễ hội đền Trần chủ yếu cầu thăng quan, thành đạt trong công việc bằng hình thức xin hoặc mua ấn. Bên cạnh đó, lễ hội có các hoạt động văn hoá phong phú và độc đáo như đấu vật, múa rồng, chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ… Ảnh: Lê Hiếu.
Lễ hội bà Chúa Kho (tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh) khai hội vào ngày 14 tháng Giêng. Đa số người làm ăn đến hành lễ “vay vốn” đền bà Chúa Kho với mong muốn cầu cho công việc trong năm mới được suôn sẻ, phát đạt. Ảnh: Việt Hùng.
Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc, tổ chức từ 12-14 tháng Giêng, tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian, trong đó có tục hát thờ hậu, hát hội, trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Ảnh: Tuấn Mark.
Hội Xoan được tổ chức vào ngày 7-10/1 Âm lịch tại xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Trong ngày hội, các phường hát thường tổ chức hát tại cửa đình. Nét đặc sắc nhất là tục giữ cửa đình. Tục giữ cửa đình cũng có ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và giẫm chân nhau giữa các phường xoan. Ảnh: Bộ VHTTDL.
Lễ hội Gióng được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng Âm lịch, ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) - nơi Thánh Gióng về trời. Lễ hội diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng. Ảnh: Duy Hiếu.
Lễ hội Yên Tử được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân tại vùng núi Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, Quảng Ninh. Vào dịp lễ hội, rất nhiều người hành hương tìm đến cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu lộc, cầu tài và du xuân, vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình. Ảnh: Lê Hiếu.
Lễ hội Tịch Điền (Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) diễn ra trong khoảng mùng 5-7 tháng Giêng. Đây là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, có lịch sử diễn ra từ thế kỷ 10 trên quê hương vua Lê Đại Hành, và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009. Ảnh: Lê Hiếu.
Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch. Lễ hội có các hoạt động mang tính chất văn hóa tâm linh như rước kiệu, viết thư pháp... Bên cạnh đó còn có những hoạt động liên quan đến tâm linh tín ngưỡng như tổ chức lễ cầu nguyện quốc thái dân an, thả chim phóng sinh, biểu diễn trống hội, hát chèo... Ảnh: Lê Hiếu.
Lễ hội đền Hùng sẽ được tổ chức từ ngày 5-10/3 Âm lịch tại khu di tích lịch sử đền Hùng, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Phần lễ trong ngày hội chính gồm 2 phần là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi... Ảnh: Tiến Tuấn.
Lễ hội đền Hùng sẽ được tổ chức từ ngày 5-10/3 Âm lịch tại khu di tích lịch sử đền Hùng, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Phần lễ trong ngày hội chính gồm 2 phần là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi... Ảnh: Tiến Tuấn.
Lễ hội cầu Ngư là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng, để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành. Ảnh: Tổng cục Du lịch.
Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh) khai mạc vào mùng 4 tháng Giêng. Đây là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất phương Nam. Bên cạnh các hoạt động tín ngưỡng, khách còn có thể tham gia theo dõi các chương trình chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể dục thể thao, các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa… Ảnh: Phunuonline.
Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức từ đêm 23-27/4 Âm lịch, tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ, là dịp để tỏ lòng thành kính Bà Chúa Xứ, vị thần được suy tôn là Bà mẹ của xứ sở Châu Đốc. Ảnh: Bộ VHTTDL.
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) là một lễ hội dân gian mang những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng Ðông Nam Bộ. Lễ hội chùa được tổ chức từ 13-15/1 Âm lịch. Hoạt động độc đáo của lễ hội là màn rước kiệu Bà đi khắp các đường phố cùng đội múa lân, sư tử, rồng, cờ ngợp trời. Ảnh: Dulichbinhduong.
Zing.vn
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhiều người đi xin lộc đầu năm
- Đi lễ chùa đầu năm mới Đinh Dậu cần lưu ý để không phạm điều kiêng kỵ
- Thư gửi toàn thể chị em: Tết này, nhất định phải là người phụ nữ hân hoan!
- Tết Đinh Dậu: Chọn ngày tốt lành làm lễ hóa vàng
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua