Những lưu ý về sức khỏe của trẻ trong những ngày nắng nóng
Tại Trung Quốc từng có trường hợp vì bố mẹ để quên ở ghế sau ô tô và đỗ giữa trời nắng 40 độ khiến con tử vong. Được biết trước đó bố mẹ cậu bé đã đưa con đi tiêm chủng bằng xe ô tô của nhà. Sau đó mọi người xuống xe và bỏ quên con trên xe. Đến khi nhớ ra thì bé trai tử vong trong xe.
Đây cũng là một lời cảnh tỉnh cho các ông bố bà mẹ khác hãy chú ý hơn và cần phải có những hiểu biết và kỹ năng cơ bản để chăm sóc con em mình thật tốt.
Dưới đây là một số vấn đề trẻ thường gặp phải khi thời tiết nắng nóng và cách xử trí cha mẹ cần biết.
Tình trạng mất nước khi trời nắng nóng
Trẻ bị mất nước khi lượng dịch thoát ra qua mồ hôi và nước tiểu lớn hơn lượng dịch uống vào. Mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ. Mất nước làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt và do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng khác.
Dấu hiệu trẻ bị mất nước khi trời nắng nóng.
Môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu.
Khóc không có nước mắt.
Trẻ quấy khóc, khó chịu.
Có vẻ ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi.
Trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện: mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.
Cách xử trí khi trẻ bị mất nước khi trời nắng nóng
Nếu nghi ngờ bé bị thiếu nước, cần chuyển bé vào nơi thoáng mát, cho bé uống nước. Nếu bé không cảm thấy dễ chịu hơn thì cần tìm sự trợ giúp y tế.
Trẻ bị đau họng khi trời nắng nóng
Bệnh do một loại vi khuẩn gây ra, khiến trẻ nhỏ sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn, thậm chí bị nôn. Nếu trẻ bị sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đưa đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt (vì 38,3 độ C độ tuổi này đã là nghiêm trọng). Trẻ trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ C thì cần cảnh báo.
Nếu trẻ bị đau cả khoang miệng cần khám sớm, nhất là khi thấy các bất thường như sưng (tấy) đỏ, trẻ không thể mở to miệng vì đau, hơi thở khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.
Chăm sóc và phòng tránh khi trẻ bị viêm họng mùa nắng nóng
Nếu đau họng nhẹ bác sĩ sẽ cho uống thuốc. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh. Dù ở thể nặng, hay nhẹ cha mẹ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt dùng thuốc, không bỏ thuốc giữa chừng vi khuẩn sẽ tấn công trở lại khiến họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.
Cho trẻ nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Theo Gia đình Việt Nam
- 5 khu vui chơi trong nhà trò chơi đa dạng, điều hòa mát lạnh để trẻ đi trốn nắng nóng
- Các bước sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng
- Tắm và sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh đúng cách trong ngày nắng nóng 40 độ C
- 7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm ngày nắng nóng
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua