7 nguyên tắc bố mẹ cần tuân thủ để trẻ không bị ốm ngày nắng nóng
Trong những đợt nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 38-40 độ C. Trong khi đó, cơ chế điều hòa thân nhiệt của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ trở thành đối tượng dễ bị cháy nắng hay sốc nhiệt. Và biểu hiện của những vấn đề đó là sốt cao, thở gấp...
Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị sốc nhiệt càng cao hơn, khiến sốc nhiệt trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh (sudden infant death syndrome - SIDS), chứng rối loạn giấc ngủ gây nguy hại đến tính mạng. Theo Tiến sỹ nhi khoa Bruce Epstein (công tác tại Florida, Hoa Kỳ): "Trẻ sơ sinh ngủ sâu hơn khi cơ thể bị nóng, khiến trẻ khó tỉnh lại, làm tăng nguy cơ SIDS". Vì thế, điều hòa nhiệt độ là thiết bị cần thiết giúp duy trì nhiệt độ cơ thể của trẻ vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm thay vì quạt điện.
Tuy nhiên, nếu dùng điều hòa không đúng cách, trẻ cũng dễ bị ốm bởi nhiễm lạnh hoặc không khí trong phòng quá khô. Bố mẹ cần lưu ý một vài nguyên tắc quan trọng sau đây để trẻ không bị ốm trong những ngày thời tiết quá nắng nóng:
Lựa chọn hệ thống làm mát
Điều hòa làm mát tốt hơn quạt điện. Tuy nhiên bố mẹ nên kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ căn phòng.
Duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong phòng
Nhiệt độ phòng thích hợp nhất là 25 độ C - 27 độ C và độ ẩm phòng không thấp hơn 40%. Trong trường hợp độ ẩm thấp hơn hãy dùng máy tạo độ ẩm. Đừng quên đặt nhiệt kế và ẩm kế trong phòng để liên tục theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
Điều chỉnh nhiệt độ
Nhiệt độ phòng tốt nhất nên được giảm dần dần. Nếu nhiệt độ đang là 30 độ C và cần giảm xuống còn 24 độ C, trước hết điều chỉnh nhiệt độ xuống 28 độ C, nửa tiếng sau giảm xuống 26 độ C và cuối cùng mới cố định ở mức 24 độ C.
Lưu thông không khí
Lưu ý rằng bất kỳ hệ thống làm mát nào cũng khiến không khí trong phòng bị khô, vì vậy cửa sổ phòng thỉnh thoảng nên được mở để giúp không khí lưu thông.
Lựa chọn vị trí
Khí mát từ điều hòa nhiệt độ không nên phả trực tiếp vào vị trí nằm ngủ của trẻ.
Tắm nhiều lần
Nếu trời quá nóng, có thể tắm cho trẻ 1-2 giờ đồng hồ một lần, mỗi lần chỉ vài phút, sẽ giúp trẻ giải nhiệt. Nhưng không nên lau khô trẻ hoàn toàn bằng khăn tắm, vì nước bốc hơi từ bề mặt da là cách tuyệt vời để làm mát cơ thể.
Uống nhiều nước
Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước trong những ngày nắng nóng. Trẻ dưới 1 tuổi nên uống nước lọc, trẻ lớn hơn có thể uống nước quả mọng xay nhuyễn chứa nhiều kali hoặc trà thảo mộc. Trẻ sẽ tự uống theo nhu cầu cơ thể, vì vậy quan trọng là bố mẹ không nên ép trẻ uống quá nhiều một lần mà nên chuẩn bị sẵn đồ uống cho trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bác sĩ nhi chia sẻ kinh nghiệm chăm con mùa nắng
- 3 con giáp này chính là “thánh chiều chồng” lại chăm con siêu giỏi
- Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn nhất
- Trẻ chậm phát triển chiều cao, biếng ăn vì thiếu vi chất này!
- Mẹo chăm con giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua