Những món ăn ngon dành cho trẻ bị thiếu máu
Khi cơ thể trẻ bị thiếu máu, trẻ có thể chậm phát triển trí tuệ, thiếu máu lên não làm giảm khả năng tập trung, bé nhanh bị mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.
Hãy bổ sung máu cho bé bằng món ăn giàu dinh dưỡng sau:
1. Canh giá đỗ thịt bò
Thịt bò rất giàu chất sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Giá đỗ chứa nhiều vitamin C. Ngoài ra giá đậu còn có acid folic. Những dưỡng chất này đều cần thiết cho quá trình hấp thu chất sắt của cơ thể.
Nguyên liệu:
- 200g thịt bò
- 200g giá đỗ
- 1 nhánh gừng, 3 tép tỏi, hành lá
- Muối, bột ớt, hạt tiêu.
Cách làm:
Bước 1: Thịt bò rửa sạch, để ráo, thái miếng nhỏ, mỏng.
Bước 2: Ướp vào bát thịt bò tỏi và gừng băm nhỏ, 1 thìa nhỏ muối và chút hạt tiêu.
Bước 3: Tay đeo găng nilon trộn đều thịt bò với các gia vị, ướp khoảng 15 phút.
Bước 4: Giá đỗ rửa sạch, ngắt bỏ phần rễ.
Bước 5: Cho dầu ăn vào nồi, bật bếp đun nóng thì đổ thịt bò vào xào khoảng 2 phút lửa lớn.
Bước 6: Đổ 3 bát con nước lọc vào, đun sôi, hớt bỏ bọt.
Bước 7: Bạn cho giá đỗ vào đun khoảng 1 phút thì tắt bếp vì giá đỗ rất nhanh chín, thả hành thái nhỏ vào, thêm hạt tiêu hoặc bột ớt (nếu ăn cay tùy thích), múc ra bát dùng nóng.
2. Cháo gan
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ăn gan là tốt chứ không phải là độc như nhiều người nghĩ, có điều phải chọn mua gan của những động vật không bị bệnh. Bởi gan là loại thực phẩm đứng đầu bảng về hàm lượng đạm và sắt.
Nguyên liệu:
- 1 quả trứng bắc thảo
- 1 chén gạo; 100g gan heo; 5g muối; 15g bột bắp; 15ml dầu ăn; 5g gừng; 5g hành tây
Cách làm:
Bước 1: Trứng cắt thành các miếng nhỏ, hành lá thái nhỏ. Gừng thái nhỏ, gan heo thái miếng.
Bước 2: Gạo, muối, dầu ăn trộn đều với nhau rồi để yên như vậy trong 30 phút.
Bước 3: Cho gan heo vào trong một bát, thêm muối và nước.
Bước 4: Đun sôi một nồi nước, cho gan heo vào chần 2 phút.
Bước 5: Vớt gan ra bát, thêm gừng, bột bắp dầu vào, trộn đều.
Bước 6: Trong một nồi khác, đun sôi 1 lượng nước rồi cho gạo vào nấu cho đến khi thành cháo mềm thì cho gan heo vào nấu trong 2 phút, cuối cùng thêm trứng bắc thảo. Nêm nếm muối và gia vị vừa miệng.
Cho cháo gan heo ra bát và thưởng thức nhé!
3. Gan heo xào trứng gà và bó xôi
Nguyên liệu:
Gan heo (từ 50 - 100 gr)
Cải bó xôi (từ 30 - 50 gr)
Trứng gà (1 - 2 trứng)
Gốc hành (1 cái)
Gia vị lượng vừa đủ.
Cách chế biến
Bước 1: Cho gan heo vào nước sôi luộc chín,
Bước 2: Vớt ra xắt thành dạng hạt lựu
Bước 3: Cho chỗ gan đã xắt vào chảo để xào lại
Bước 4: Cho trứng, bó xôi, gốc hành vào xào và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Ngoài 3 món ăn trên, mẹ cũng có thể cho bé ăn những món ăn bổ máu sau:
Gan heo nấu với đậu nành: Gan heo 50 g, đậu nành 50 g, muối vừa đủ. Cho đậu nành vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt ra cho vào nước nấu, nấu đến sôi thì cho gan heo vào, nêm nếm vừa ăn.
Gan heo nấu mộc nhĩ đen: Mộc nhĩ đen 10 g, gan heo 50 g, muối, dầu vừa đủ. Bẻ mộc nhĩ ra, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu, sau đó cho gan heo vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.
Canh đậu phụ nấu bó xôi: Bó xôi 50 g, đậu phụ 50 g; bó xôi và đậu phụ rửa sạch rồi cho vào nước sôi trụng sơ qua, vớt ra. Bắc chảo lên bếp, đợi nóng cho đậu hũ vào xào qua, thêm nước nấu sôi. Khi nước sôi thì cho bó xôi vào và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Ba ba tiềm củ mài: Một con ba ba chừng nửa ký, củ mài (hoài sơn) 30 g, long nhãn 20 g. Cho cả 3 loại trên vào nồi nước rồi tiềm bằng lửa lớn cho đến khi thịt ba ba chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Canh gan dê và bó xôi: Gan dê 50 g, bó xôi 75 g, trứng gà 1 quả. Gan dê rửa sạch, xắt lát rồi cho vào nước sôi nấu, sau đó cho bó xôi vào. Khi hai thứ này chín thì cho trứng gà vào trộn đều, nêm nếm gia vị.
Gan heo tiềm câu kỷ tử: Gan heo 50 g, câu kỷ tử 12 g, rau dền 15 g, thêm và 2 cọng hành, 3 lát gừng. Xắt gan heo thành hạt lựu. Cho dầu mè vào chảo khi nóng thì cho gan heo, hành, gừng và nước vào tiềm khoảng 20 phút, rồi thêm vào câu kỷ tử, rau dền, gia vị vừa ăn;
Những món không nên dùng cho trẻ bị thiếu máu:
Thức ăn có tính chất kiềm: Thức ăn kiềm tính (như các loại mì...) tạo môi trường kiềm trong cơ thể, gây bất lợi cho sự hấp thụ chất sắt.
Thức ăn chiên rán: Quá trình chiên phần nào phá hủy dinh dưỡng trong thức ăn, ảnh hưởng đến sự hấp thụ.
Thức ăn cản trở tiêu hóa: Không nên dùng các loại như lá hẹ, củ hành tây, bơ sữa
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video được xem nhiều nhất: [mecloud]o1kQf3lhzm[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
Nấu phở bò sốt vang muốn thịt mềm, thơm ngon nhớ thêm gia vị này
Thả thứ này vào luộc cua ghẹ thịt chắc nịch thơm ngon, đậm đà ai cũng thích
Cơm nguội còn thừa đừng rang theo cách cũ, làm thế này ăn ngon, trẻ con cũng thích
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua