Những nguyên tắc mẹ cần biết khi chăm sóc con ngày hè
Ngừng cho bé ăn vặt
Mẹ nên hạn chế cho trẻ em ăn các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe. Bởi nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và ung thư cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Bổ sung rau và trái cây
Mùa hè có rất nhiều loại hoa quả bổ dưỡng phù hợp với trẻ như cà chua, dưa chuột, dưa hấu, lê, nho, đào... Những loại trái cây và rau này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và fructose giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Cung cấp dinh dưỡng và bổ sung nước
Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao trẻ vận động nhiều dễ đổ mồ hôi. Mẹ nên bổ sung nước, chất dinh dưỡng một cách hợp lý và kịp thời cho bé, đặc biệt là uống nhiều nước hơn.
Nếu bé đổ mồ hôi nhiều, mẹ nên bổ sung thêm một chút đường và muối. Nói không với nước ngọt vì chứa nhiều chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hơn nữa, đồ uống chứa lượng đường cao không thể làm dịu cơn khát, gây lợi tiểu, cơ thể thoát nước nhanh.
Bổ sung protein
Với chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ hãy bổ sung đủ lượng protein để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé. Sữa, trứng, đậu nành…là những gợi ý cho mẹ vì chúng không chỉ chứa lượng đạm cao mà còn chứa nhiều canxi giúp xương và răng chắc khỏe.
An toàn vệ sinh thực phẩm
Thức ăn không được bảo quản kỹ càng rất dễ bị ôi thiu trong mùa hè. Do đó, mẹ nên chú ý bảo quản thực phẩm của bé và nên cho bé ăn những đồ ăn được chế biến trong ngày, không để qua đêm trong tủ lạnh.
Ngoài ra, dụng cụ cho bé ăn mẹ cũng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Hạn chế cho trẻ ăn đồ lạnh
Do thời tiết quá nóng, rất nhiều bé thích ăn đồ ăn tạo cảm giác mát lạnh như kem, nước lạnh. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 3 tuổi, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ ăn vì bé dễ bị lạnh bụng dẫn tới các bệnh về tiêu hóa.
Đa dạng hóa nguồn thực phẩm
Ở mọi lứa tuổi khác nhau mẹ nên thay đổi nguồn thực phẩm cho phong phú và đa dạng để bé không bị ngán mà vẫn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Những chú ý giúp mẹ phòng ngừa tiêu chảy cho bé:
- Không nên cai sữa cho bé trong ngày hè, thay vào đó hãy cho bé bú càng nhiều càng tốt để tăng sức đề kháng.
- Tránh cho bé tiếp xúc với em bé khác bị tiêu chảy.
- Sau khi thay tã cho bé, mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ.
- Rửa tay cho bé trước, sau khi ăn.
- Bình sữa, núm vú giả, đồ chơi của trẻ phải được khử trùng thường xuyên.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, cần khử trùng dụng cụ ăn uống cho bé hàng ngày.
- Chú ý tới vệ sinh nhà bếp để thực phẩm không bị nhiễm vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của trẻ
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Lưu ngay cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh này lại nếu mẹ muốn chăm con tốt hơn
- 20 mẹo hay để chăm con nhàn tênh học từ các cô nuôi dạy trẻ
- 3 kinh nghiệm chăm con truyền miệng, mẹ Việt tin 'sái cổ' nhưng bác sĩ nói sai
- 8 điều người vợ ở nhà chăm con nào cũng mong được chồng thấu hiểu
- Bật mí cách chăm con mới sinh cho người lần đầu làm mẹ
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua