Những sai lầm khi đeo khẩu trang trong mùa dịch

Đeo không đúng cách: Rất nhiều người khi dùng khẩu trang y tế đã đeo ngược chiều trên - dưới, phần gọng nhựa lẽ ra nằm phía trên thì lại bị lộn xuống cằm... mà không biết rằng gọng nhựa này giúp khẩu trang ôm sát vào khuôn mặt bạn nhờ động tác bóp nhẹ phần gọng trên sống mũi. Nếu đeo ngược, tác dụng này bị bỏ phí, khẩu trang không che kín và mầm bệnh có thể xâm nhập đường hô hấp của bạn.
Khi đeo khẩu trang cần để mặt xanh ra ngoài vì đặc tính của mặt này là có tính chống nước, có thể ngăn chặn các giọt nước vô tình bắn lên không ngấm vào bên trong. Mặt trong khẩu trang có tính hút ẩm sẽ được quay vào trong để giúp người đeo dễ thở hơn.
Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc
Việc đeo cùng lúc nhiều khẩu trang không giúp tăng hiệu quả bảo vệ như một số người nghĩ mà còn giảm tác dụng, lại gây mệt mỏi do thiếu không khí, đau mặt, đau tai. Bạn chỉ cần một chiếc thôi, nhưng phải đeo đúng cách.
Đeo khẩu trang quá lâu
Chiếc khẩu trang chỉ có công dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là khẩu trang y tế. Nếu bạn đeo nó suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, nó không còn sạch và an toàn nữa.
Với khẩu trang vải, bạn có thể giặt để dùng lại, tuy nhiên vẫn phải thay mới mỗi ngày.
Khẩu trang quá rộng hay quá chật
Khẩu trang quá rộng hay quá chật đều là sai; rộng thì không đảm bảo che chắn, chật lại gây khó chịu, mệt mỏi. Kích thước khẩu trang cần vừa vặn với mặt hoặc có thể điều chỉnh dây đeo sao cho nó ôm sát.
Khẩu trang y tế đang khan hiếm, vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng khẩu trang vải, dùng loại 2 lớp, che được cả mũi và miệng.
Cách đeo khẩu trang theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
- Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
- Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.
- Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.
- Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.
Trang Dung (t/h)
Link nguồn:
https://www.nguoiduatin.vn/nhung-sai-lam-khi-deo-khau-trang-trong-mua-dich-a485636.html
Theo nguoiduatin.vn
70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua