Những sai lầm khi thiết kế món ăn cho trẻ, khiến bé thiếu hụt dinh dưỡng
Sai lầm 1: Bé đại tiện ra phân khô cứng thì cho ăn chuối
Không chỉ riêng người lớn, trẻ nhỏ cũng rất dễ xuất hiện tình trạng táo bón. Ngoài yếu tố do thời tiết hanh khô, ăn uống thiếu chất xơ và ít vận động thì thói quen đi vệ sinh không khoa học cũng có thể khiến trẻ bị táo bón hoặc đơn giản là đi đại tiện ra phân rất khô, cứng.
Nhiều phụ huynh khi thấy bé bị táo bón liền cho ăn chuối. Điều này có đúng hay không? Theo các chuyên gia, thành phần chất xơ có lợi trong quả chuối cũng khá nhiều nhưng không phải là lựa chọn tốt nhất. Nếu muốn dùng nguyên liệu thiên nhiên cho bé thì bạn nên chọn lê hay thanh long. Ngoài ra, khi chuối chưa chín hẳn sẽ còn thành phần tannin rất cao có thể khiến táo bón ở trẻ nặng hơn.
Bên cạnh đó, ngoài việc chú ý bổ sung chất xơ trong ăn uống cần tập cho bé thói quen đi vệ sinh. Bạn nên khuyến khích và rèn cho bé hình thành quy luật đại tiện vào những giờ nhất định và dạy bé không nên “nhịn” khi có nhu cầu.
Sai lầm 2: Cho rằng bé không thích hợp ăn thực phẩm thô
Nhiều bố mẹ rất ít khi cho con ăn chất xơ thực vật và vitamin nhóm B trong thực phẩm thô. Những chất này có tác dụng với hệ răng miệng của bé. Vì vậy, bạn không nên nghĩ bé không cần ăn đồ thô.
Thông thường trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể ăn các món chế biến từ thực phẩm thô để tăng khẩu vị, chẳng hạn như bánh mì lúa mạch, bánh bao nhân ngô, cháo tiểu mạch v.v… Tuy nhiên, mẹ nhớ không nên cho bé ăn quá nhiều để không ảnh hưởng đến sự hấp thu protein và khoáng chất. Mỗi ngày cho bé ăn thực phẩm thô không vượt quá � tổng lượng thực phẩm chính là phù hợp.
Sai lầm 3: Không bao giờ dám cho bé ăn thức ăn tươi sống
Không ít các mẹ cho rằng, rau củ sau khi nấu chín sẽ có lợi và làm ấm cơ thể cho bé hơn là ăn tươi sống. Thực tế không hoàn toàn như vậy, một số loại rau sẽ mất đi dinh dưỡng sau khi nấu, đặc biệt là các loại rau lá xanh chứa nhiều vitamin mang tính thủy dung. Cho nên, khi ăn tươi mới có thể cung cấp dinh dưỡng hữu hiệu hơn.
Do đó, ngoài các món nấu chín, bạn cũng nên cho bé ăn thêm những món khác như salad chẳng hạn. Nhất là với những bé có tiêu hóa không tốt thì thành phần enzym trong rau củ sống có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa.
Sai lầm 4: Quá nhiều món trên bàn ăn
Nhiều phụ huynh vì muốn cân bằng thực phẩm cho bé nên đặc biệt chuẩn bị rất nhiều món trong mỗi bữa ăn. Cách chăm sóc này thiếu khoa học, khó cải thiện tình trạng kén ăn này, từ đó càng khiến bé mất cân bằng dinh dưỡng hơn. Tốt nhất là mỗi bữa ăn chỉ nên cho bé khoảng 2 - 3 món là đủ.
Sai lầm 5: Ăn nhiều gan động vật rất tốt cho bé
Gan động vật thường được quan niệm giúp bổ sung sắt rất hiệu quả. Tuy nhiên, gan là cơ quan phân giải độc tố, kim loại nặng, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến cơ thể chưa phát triển hoàn thiện của bé. Nếu muốn cho bé ăn gan, tốt nhất bạn nên chọn gan gà, vịt và mỗi tuần không quá 25gr.
Sai lầm 6: Dùng vitamin thay cho rau
Rau là nguồn vitamin chủ yếu và còn chứa các khoáng chất lẫn nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, chất xơ thực vật còn giúp thúc đẩy nhu động ruột, duy trì đại tiện thuận lợi, giúp răng trắng sáng và chắc khỏe. Vì vậy, nếu muốn bổ sung vitamin cho bé, bạn nên chế biến các món từ rau đa dạng, không nên lạm dụng vitamin để thay thế rau.
Sai lầm 6: Sữa càng ngọt thì càng dinh dưỡng
Sữa là nguồn cung cấp canxi lý tưởng thúc đẩy sự phát triển xương ở trẻ. Song, nhiều người phát hiện bé có vóc dáng kém hơn những trẻ khác nên tìm mọi cách chọn mua và pha chế sữa sao cho thật đậm đặc để bổ sung được nhiều canxi cho trẻ. Ví dụ, 1 muỗng sữa cần pha với 30ml nước thì bạn là tăng lên 2 muỗng sữa. Cách làm này có khi là lợi bất cập hại. Do thận của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nếu cho trẻ uống sữa quá đậm đặc sẽ tăng thêm gánh nặng cho thận.
Sai lầm 7: Ăn nhiều đường sẽ khiến trẻ trở nên nghịch ngợm quá mức
Nguyên nhân của tư tưởng này là do nhiều phụ huynh phát hiện trẻ sau khi ăn socola hay uống nước có ga bỗng trở nên hiếu động, nghịch ngợm khác thường. Vấn đề ở đây có thể là do tác dụng của cafein trong hai loại thực phẩm này chứ không phải vấn đề ăn nhiều đường.
Sai lầm 8: Chỉ cho bé ăn thật ít trong bữa tối
Với người trưởng thành, nhất là người lớn tuổi thì việc ăn ít vào bữa tối là điều thích hợp nhưng với trẻ em thì chưa chắc đã vậy. Trẻ đang trong thời kỳ phát triển, cơ thể hay não bộ đều cần bổ sung một lượng lớn các thành phần dinh dưỡng. Nếu cho trẻ ăn bữa tối quá ít hay quá kém chất lượng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu.
Bạn không cần cho trẻ ăn đến nỗi bụng trương lên nhưng vẫn cần đảm bảo bé ăn đủ no. Nếu thể trọng bé vượt tiêu chuẩn hoặc bị béo phì thì mới nên kiên trì nguyên tắc ăn ít cho bữa tối. Tuy nhiên, “ít” ở đây là ít các chất gây béo phì chứ không phải số lượng. Ngoài ra, thời gian giãn cách từ bữa ăn sáng cho đến bữa tối khoảng 12 tiếng là tốt nhất.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Điểm danh những món ăn sáng siêu ngon dưới 10 nghìn đồng
- Khám phá những món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe từ khoai
- Những món ăn không nên kết hợp với trứng
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua