Những sai lầm phổ biến khi dạy trẻ học tiếng Anh
Việc cho trẻ sớm tiếp xúc với tiếng Anh được nhiều chuyên gia khẳng định là có thể đem tới lợi ích cho sự phát triển cả về ngôn ngữ và tư duy của trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít quan điểm trái chiều. Sai lầm trong cách thức, phương pháp hướng dẫn và giảng dạy với mong muốn trẻ thành thạo ngôn ngữ này là các vấn đề được đề cập đến tại tọa đàm Tiếng Anh cho trẻ - Mẹ đừng hiểu lầm. Sự kiện diễn ra hôm 17/12 vừa qua tại TP HCM.
Tiến sĩ giáo dục học, giảng viên trường Đại học Sư phạm TP HCM, chuyên ngành Giáo dục mầm non, Nguyễn Thanh Bình cho biết sai lầm trước hết của cha mẹ là ở phương thức tiếp cận và không dành thời gian tương tác trực tiếp với con. Theo tiến sĩ, nhiều phụ huynh phàn nàn rằng họ phải giao tiếp với con qua mạng xã hội dù đang cùng ở trong nhà. Việc lạm dụng các phương tiện kỹ thuật số như điện thoại thông minh, Ipad... trong giáo dục trẻ là một thực tế hiện nay.
Cô Thanh Bình cũng cho biết thêm trẻ em từ 18 tháng đến 2 tuổi hoạt động với đồ vật là chủ yếu, tức là chúng phải chơi cùng các vật dụng, đồ chơi. Vì thế, bố mẹ cho con học tiếng Anh ở giai đoạn này không nhất thiết phải đến trung tâm. Bố mẹ có thể cùng chơi cùng học với con tại nhà.
Tiến sĩ Thanh Bình (phải) và cô giáo Tuyết Trang tại buổi tọa đàm. |
Một lỗi sai thường gặp khác khi dạy trẻ học tiếng Anh được tiến sĩ chỉ ra là người lớn quá nghiêm khắc với trẻ. Thực tế, nhiều bố mẹ thường cố gắng nhồi nhét kiến thức trong suốt quá trình tương tác. Cách truyền đạt sai đã vô tình ép buộc con phải làm theo mình. Trong khi đó, trẻ vốn nhạy bén, tò mò và hiếu động. Do vậy, thay vì bắt con làm theo những gì bố mẹ chọn, hãy chuẩn bị không gian, vật dụng… thích hợp rồi để bé tự khám phá; bố mẹ đóng vai trò là những nhà cố vấn thông thái sẵn sàng hỗ trợ mỗi khi con cần. Như thế, trẻ vừa vận dụng được khả năng ghi nhớ tự nhiên vừa vui chơi thỏa thích và lành mạnh bên bố mẹ.
Chia sẻ về phương pháp học ngoại ngữ cho bé, chị Ngô Tuyết Trang, giáo viên tiếng Anh, trường Mầm non Hươu Sao (TP HCM), cho biết nên để bé học những gì gần gũi, hiện diện xung quanh. Học theo từng chủ đề sẽ giúp bé dễ xâu chuỗi và ghi nhớ hơn. Học mọi lúc mọi nơi khi nào bé hứng thú, học kiểu lặp đi lặp lại. Khi nói với bé bất cứ từ nào, bố mẹ phải chắc rằng mình đã phát âm đúng.
"Ví dụ, khi tắm cho bé, bạn hãy cầm những vật dụng trong nhà tắm và gọi tên tiếng Anh của từng món. Rồi bạn yêu cầu bé lấy cho bạn cái bàn chải đánh răng bằng tiếng Anh… Cứ như vậy, bé sẽ nhớ và áp dụng được ngay", cô giáo Tuyết Trang chia sẻ.
Đừng ép con phải trả lời hay phản xạ lại ngay khi mình nói, chị Tuyết Trang nhấn mạnh. Theo chị, có thể bé không biểu hiện ra ngoài nhưng bé vẫn đang nghe bạn nói: "Giống như khi con còn nằm trong nôi, bé nghe thôi, nhìn bạn nói thôi nhưng đến một hôm nào đó bé bật ra, nói với bạn, hạnh phúc lắm! Hãy nghe xem, từ ngữ, giọng điệu của bé là những gì bạn và mọi người xung quanh từng nói với bé đó. Nên nếu bạn dạy tiếng Anh cho con mà không chuẩn thì bé cũng trả lại cho bạn một sản phẩm như thế".
Tiếp nối ý kiến của chị Tuyết Trang, tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình cho biết sách là một trong những công cụ hiệu quả khi cho trẻ tiếp cận tiếng Anh mà chúng ta không nên bỏ qua. Các bé thích truyện, hình ảnh nhiều màu sắc, thích các nhân vật trong truyện. Vì thế, khi cho trẻ tiếp cận với các cuốn sách phù hợp, bạn sẽ thấy cho dù không biết chữ nhưng trẻ có thể ghi nhớ từng từ thông qua các hình ảnh minh họa.
Theo Ngôi sao
- Video: Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày qua phim hoạt hình 4
- Video: Lộ trình học tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu
- Video: Bé học tiếng Anh qua các loại quả
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua