Dòng sự kiện:

Những sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai, mẹ bầu đừng mắc phải

Theo GDTĐ
07:09 14/12/2017
Có một số quan niệm sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây để các mẹ bầu biết và tránh. Đây là một số sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai rất thường thấy hàng ngày ở các mẹ bầu, bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về vấn đề dinh dưỡng mang thai.

Một quan niệm sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai là sợ ăn nhiều thì con to, khó sinh. Thực ra, cân nặng của mẹ tăng trong thời kì mang thai đâu phải chỉ tăng cho mình bào thai mà còn các yếu tố phần phụ khác nữa. Trọng lượng thai ít khi vượt quá khả năng sinh của mẹ trừ khi mẹ bị bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, sinh khó hay dễ phụ thuộc vào kích thước khung chậu người mẹ nhiều hơn. Và cũng có lại có quan niệm sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai là phải “ăn cho hai người ”, nếu bạn ăn quá nhiều tăng cân quá nhanh thì cũng không tốt cho mẹ và bé.

Trong suốt thai kỳ, bà bầu tăng khoảng từ 10-12 kg là tốt nhất và nếu tăng dưới 10kg thì con bạn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao và nếu tăng hơn 12kg thì làm tăng nguy cơ béo phì sau này cho cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, một số bà mẹ lại kiêng hẳn một loại thức ăn nào đấy mà mình bị nôn khi ăn lần đầu lúc mang thai, đó cũng là một sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai vì như vậy bạn sẽ có nguy cơ thiếu một loại chất dinh dưỡng nào đó.

Có thể bà bầu bị ói do nhiều nguyên nhân khác nhau như thức ăn không tươi, hoặc “nghén” nhất thời,… chứ không hoàn toàn là do cơ thể không chịu thức ăn đó. Ta có thể tập lại như ăn ít một xem sao. Nếu ăn được ta sẽ ăn tiếp lần sau, nếu không thì ta cần lời khuyên của bác sĩ dinh dưỡng để tìm thức ăn thay thế.

Cũng có một quan niệm sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai là khi bị nghén, bà bầu thường nhịn ăn, sợ ăn sẽ bị nôn, ói. Thực ra thì dù có ói sau khi ăn đi nữa thì cũng không ói tất cả những thức ăn đã ăn vào, do đó ta vẫn nên ăn để thai nhi không bị thiếu chất dinh dưỡng. Khi đó, các mẹ nên ăn ít một chút và ăn nhiều lần trong ngày.

Một sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai nữa là một số bà mẹ không chú trọng vào việc bổ sung chất dinh dưỡng bằng thức ăn tự nhiên mà lại lạm dụng nhiều hơn đến thuốc bổ. Họ cho rằng thuốc bổ có thể thay thế thức ăn.

Ta cần biết thức ăn không những cung cấp năng lượng, cho vitamin và muối khoáng mà còn rất nhiều dưỡng chất cần thiết khác mà không có tác dụng phụ như thuốc bổ. Như vậy, trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Và những tháng tiếp theo cũng vậy nên hạn chế uống thuốc bổ mà nên tăng cường các chất dinh dưỡng từ thức ăn theo 4 nhóm chất cần thiết mỗi ngày.

Nguồn: Gia đình Việt Nam