Những thực phẩm bảo vệ bé khỏi bệnh nứt đốt sống
Axit folic là chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ bé chống lại các vấn đề liên quan đến não và tủy sống như bệnh nứt đốt sống. Đây là một dị tật ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn. Ngoài ra, axit folic có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể bé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng: phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic (vitamin B9) mỗi ngày.
Cà chua
Một cốc nước ép cà chua có 48mcg Acid Folic. Ngoài ra, cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đối với mẹ: Nước ép cà chua còn giúp cơ thể hấp thu sắt tối đa, nhất là khi bạn đang dùng viên bổ sung sắt. Nếu nước ép cà chua không phải món ăn ưa thích của bạn thì một bát soup cà chua được xem là thay thế hoàn hảo. Đối với con: Cà chua được cho là thực phẩm lợi ích cho bữa ăn dặm của bé. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ không nên cho bé ăn cà chua trước khi bé được khoảng 10 tháng tuổi. Nguyên nhân là do lượng acid có trong cà chua sẽ làm yếu dạ dày còn non nớt của bé.
Quả bơ
Các mẹ biết không, một nửa quả bơ cũng đã chứa 90mcg folate. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác. Đối với mẹ: Khi nói đến dinh dưỡng trước khi mang thai, quả bơ là nguồn chất tuyệt hảo. Nhưng không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều acid béo omega 3 (chất béo lành mành, tốt cho tim của mẹ và não của bé). Đối với con: Quả bơ không chỉ lành mạnh với trẻ mà còn là loại quả hợp khẩu vị của rất nhiều bé. Ngoài ra bơ còn có một ưu điểm rất lớn đó là không cần nấu qua lửa, bơ chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay nên không bị thất thoát vitamin.
Bánh mỳ, ngũ cốc
Thực phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu Acid Folic. Một lát bánh mỳ bổ sung Acid Folic chứa 60mcg Acid Folic. Đối với mẹ: Các bác sỹ dinh dưỡng khuyên mẹ bầu khi sử dụng các sản phẩm được bổ sung Acid Folic, cố gắng ăn cùng một loại thức ăn giàu folate (như súp lơ xanh hoặc thêm rau lá xanh sậm vào bánh sandwich) để lượng Acid Folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn. Đối với con: Các mẹ đừng nghĩ bánh mì không có chất gì đối với con nhé. Ngay cả bánh mì trắng làm bằng bột mì chất lượng tốt vẫn là lựa chọn lý tưởng cho bé. Bánh mì trắng có chất xơ, giúp ngừa táo bón, bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, bánh mì có thể được thêm sắt và các vitamin nhóm B như niacin, Acid Folic, thiamin và riboflavin.
Súp lơ xanh
Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg Acid Folic (khoảng ¼ nhu cầu Acid Folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu calci, vitamin C, chất xơ và sắt. Đối với mẹ: Trong quá trình mang thai, bà bầu cần một lượng máu nhiều hơn bình thường. Thiếu máu liên quan đến việc thiếu sắt và nếu thiếu máu mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không tốt cho cả mẹ lẫn bé yêu. Chính vì vậy mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết để tránh thiếu máu. Súp lơ là loại thực phẩm giàu sắt và acid Folic giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua loại thực phẩm “quý giá” này nhé. Đối với con: Súp lơ xanh không chỉ giàu Acid Folic mà còn có một lượng vitamin C rất dồi dào, nó giúp cơ thể bé hấp thụ calci và sắt tốt hơn.
Măng tây
Một bát măng tây nấu chín có khoảng 79mcg acid Folic. Đối với mẹ: Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid Folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Khi bé đã chào đời, măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào. Đối với con: Không chỉ giàu acid Folic, măng tây có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ có thể chế biến được rất nhiều món cực ngon từ măng tây cho bé đổi bữa.
Bên cạnh đó, loại axit này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như:
• Thực phẩm có màu xanh lá cây, các loại rau lá mầm và cải bắp
• Các loại đậu
• Các loại trái cây như cam
• Gạo nâu và các loại gạo còn nguyên cám khác
• Chiết xuất men
• Ngũ cốc bổ sung cho bữa sáng (Thành phần dinh dưỡng in trên bao bì sẽ cho bạn biết nếu nó có chứa axit folic)
Giống như nhiều loại vitamin khác, axit folic tan trong nước và dễ dàng bị phân hủy khi nấu ăn. Do đó, mẹ bầu nên hấp, sử dụng lò vi sóng hoặc xào rau chứ không nên nấu sôi để bảo tồn được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua