Dòng sự kiện:

Những thực phẩm mẹ nên ăn để sinh con có đôi chân dài

22:39 26/11/2015
Da trắng, mắt sáng, tóc đen và chỉ cần đôi chân dài nữa là bé yêu nhà bạn đã có đủ tự tin chinh phục bất kì cuộc thi sắc đẹp nào trong tương lai.

 

 

 

 [mecloud]em2V3ue3OL[/mecloud]

Hạ sinh một bé gái kháu khỉnh, khỏe mạnh là mong ước của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy, tại sao trong khi bạn có điều kiện mà lại không tự tạo cho mình để bé yêu sau này lớn lên có một đôi chân thon dài và đều đẹp.

Mẹ bầu ăn trứng lộn đẻ con dài chân?

Khi bà mẹ mang bầu, ăn đủ chất dinh dưỡng, không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào, chú ý nguyên tắc không ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một loại thực phẩm. Kể cả ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng với số lượng 1-2 quả cũng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu ăn quá nhiều làm cản trở quá trình hấp thụ các chất khác của mẹ và bé.

Chân dài hay ngắn là do yếu tố di truyền, chứ không phải do ăn trứng vịt lộn là sinh con chân dài. Yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng có thể bổ sung thêm canxi, chất sắt để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Khi mẹ ăn đủ chất, phong phú các loại thực phẩm, bé sinh ra không bị còi cọc. Còn những sản phụ ăn uống thiếu chất sẽ sinh con bị còi cọc.

Muốn con chân dài phải chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé thì cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Thông thường, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Bởi nhiều người khi bị nghén nên rất thèm ăn số lượng nhiều cùng một loại thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi ăn nhiều quá khiến cơ thể không hấp thụ được. Tốt nhất nếu có điều kiện nên ăn làm nhiều lần trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa.

Với phụ nữ có thai cần ăn đủ các chất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các bà bầu cần ý thức rằng “không chỉ ăn cho mình hay ăn theo ý thích mà phải ăn cho con”. Vì vậy trong quá trình thai nghén (nhất là trong 3 tháng đầu) nhiều khi không muốn ăn nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa, hãy cố gắng ăn vì con.

Một số thực phẩm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bé, cho con cao lớn, chân dài:

Cua biển: Theo các nhà khoa học, phụ nữ mang thai ăn cua biển hàng tuần có thể cung cấp tốt nhất các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bởi cua biển rất giàu canxi, magie và omega 3 – những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh cho bà bầu.

Cải chíp: Cải chíp rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể.

Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường, canxi trong sữa chua sẽ giúp mẹ và em bé có hệ xương, răng chắc khỏe về sau. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Mẹ bầu không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bị mệt. Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.

Con hàu: Nhìn chung các loài sò, hến đều là nguồn cung cấp dồi dào các chất sắt, selen, kali và can xi cho cơ thể, nhưng con hàu được cho là giàu chất tăng cường canxi nhất.

Tuy nhiên, hàu không phải món mà mẹ bầu có thể ăn đều đặn, nhưng hai lần một tuần nếu có thể, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con khi dùng bữa nhé.

Chuối: Chuối giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc. Nhưng lợi ích thực sự của nó còn hơn thế: Cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý.

Hạt dẻ:Trong các loại quả hạch, hạt dẻ chứa hàm lượng canxi cao nhất, hàm lượng canxi trong  100gr hạt dẻ lên tới 815mg, có thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi mỗi ngày cho người trưởng thành. Nhưng lượng kalo trong các loại quả hạch khá cao, chính vì vậy mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều.

Tôm đồng: Tôm đồng là tên gọi chung về tôm nước ngọt, sống ở ao, đầm, sông, hồ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, tôm là một trong những loại thực phẩm rất giàu canxi, trong mỗi 100g tôm đồng có tới 1.120mg canxi, trong mỗi 100g tôm nõn có 882mg canxi. Chính vì vậy, tôm đồng là một trong những loại thực phẩm dồi dào canxi mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Cam: Nước cam cũng chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.

Cá chạch: Với cùng một trọng lượng, hàm lượng canxi trong cá chạch gần bằng 6 lần cá chép, xấp xỉ 10 lần bạch tuộc. Nấu cá chạch với đậu phụ sẽ là một sự kết hợp giúp bổ sung canxi tuyệt vời từ hai loại thực phẩm giàu canxi.

Tỏi tây: Tỏi tây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B rất tốt cho mẹ bầu. Cắt tỏi tây thành từng phần cho vào salad, súp hoặc các món xào.

Mận khô: Vỏ mận khô màu tía rất giàu chất đồng và boxít, cả hai đều giúp ngăn quá trình lão hóa xương. Chúng còn chứa chất xơ, trong đó inulin có khả năng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ hơn. Ăn khoảng 4-5 quả mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương và tăng cường sinh lực.

Đậu phụ: Đậu phụ chứa nhiều canxi, nên có tác dụng phòng ngừa bệnh loãng xương. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần ăn 2 miếng/ bìa đậu phụ là có thể thoả mãn nhu cầu canxi của cả ngày của mình.

Súp lơ xanh: Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A, C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu. Nếu không thích súp lơ ép, mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như súp lơ xào, luộc… cũng rất tốt đấy.

Cá hồi: Acid béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và tốt cho hệ thần kinh của bé. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mắt của bé.

Các loại đậu: Các loại đậu là nguồn chứa protein, sắt, chất xơ, folate và canxi. Đậu chứa các thành phần dinh dưỡng không khác gì sản phẩm từ động vật, thật tuyệt vời cho mẹ thừa cân phải không.

Ngoài ra, đậu còn chứa kẽm, giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài cơn chuyển dạ.

Khoai lang: Mẹ bầu cũng cần biết rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé. Và khoai lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali , vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene – một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A.

Khoai lang còn giúp mẹ bổ sung sắt, giúp mẹ giảm triệu chứng táo bón khi mang thai nữa đấy.

Hạt óc chó: Loại hạt này giúp mẹ bổ sung vitamin E, Omega-3, các acid hữu cơ và phosphor có tác dụng trong việc phát triển não, rất tốt cho sự phát triển của các tế bào thần kinh, thúc đẩy quá trình tạo máu cho mẹ và thai nhi.

Thịt nạc: Mẹ bầu cần nhiều hơn protein khi mang thai để giúp thai nhi phát triển và bản thân khỏe mạnh. Ngoài ra mẹ cũng cần sắt để giảm thiểu nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Chính vì điều đó mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn.

Ngoài ra, thịt nạc rất dồi dào vitamin B6 giúp phát triển mô và trí não, giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 trong thịt nạc còn giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh cho bé, thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]el9seKjmOs[/mecloud]