Dòng sự kiện:

Những thực phẩm mẹ nên kiêng trong thời gian cho con bú

16:57 17/10/2015
Trong thời kỳ cho con bú, các bà mẹ không nên ăn uống những thực phẩm sau để đảm bảo sức khỏe của bé:

[mecloud]GDPd2DNqfe[/mecloud]

Cà phê

Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể 'cai' được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.

Socola

Thông thường thì các mẹ rất ít khi động đến món này khi sinh xong vì nỗi lo tăng cân ám ảnh. Thế nhưng vẫn có những mẹ coi socola là món ăn vặt không thể thiếu hàng ngày. Nhưng mẹ có biết, đây cũng là một loại thực phẩm có chứa caffeine, tuy không nhiều bằng cà phê hay soda nhưng mẹ cũng cần cẩn trọng nếu thấy bé quấy khóc nhiều sau đó.

Các chuyên gia còn cho biết rằng, nếu ăn quá nhiều socola trong quá trình cho con bú thì không tốt cho sức khỏe của cả người mẹ lẫn em bé, vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng.

Đồ uống có cồn

Mẹ nên tránh sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu… bởi cồn có thể hấp thụ vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới em bé. Nếu mẹ đã trót lỡ uống vượt mức cho phép, có thể “chữa cháy” bằng cách hút sữa mẹ ra bình để cho bé bú. Hai tiếng để ngoài không khí có thể giúp bay hơi lượng cồn có trong sữa mẹ.

Thực phẩm cay

Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.

Trái cây có múi

Nhiều mẹ thích ăn bưởi, cam, quýt,… vì vừa ngon lại có tác dụng giảm cân sau sinh nữa. Nước ép từ trái cây họ cam cũng chứa rất nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe của mẹ. Thế nhưng thật buồn là một số thành phần có trong các trái cây này lại có thể gây ngứa thời gian dài, làm bé quấy khóc, nôn mửa và thậm chí là nổi mẩn đỏ trên da nữa.

Các sản phẩm bơ sữa

Nhiều em bé không thể dung nạp sữa bò, dê hoặc cừu, vì thế khi mẹ ăn/uống các thực phẩm từ bơ sữa như sữa chua, phô mai, kem,…thì con có thể bị dị ứng. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn, không ngủ được hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước. Khi ấy, mẹ hãy ngưng dùng các sản phẩm từ bơ, sữa này một thời gian để kiểm tra nhé!

Tỏi và các gia vị “nặng” mùi

Một vài em bé có thể thấy khó chịu và bỏ bú khi phát hiện mùi khó chịu trong sữa. Nguyên nhân là vì thực phẩm có chứa tỏi, hành,… có thể nhiễm mùi vào bầu sữa của mẹ (thậm chí tới 2 giờ sau bữa ăn, mùi tỏi vẫn còn thâm nhập trong sữa mẹ). Thế nên mẹ không nên ăn các gia vị này trong thời gian cho con bú. Tuy vậy, nếu bé hoàn toàn “chấp nhận” những mùi vị đặc biệt này thì mẹ hoàn toàn có thể ăn mà không xảy ra vấn đề gì cả.

Nước soda

Nước soda có chứa nhiều natri sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Mẹ chỉ nên uống nhiều nước lọc, nước tinh khiết để có nguồn sữa dồi dào cho bé.

Bạc hà

Người ta thường dùng trà bạc hà làm phương thuốc để ngưng tiết sữa khi muốn cai sữa cho bé, vì trong loại cây này có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của mẹ. Vì thế nếu mẹ đang cho con bú thì hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa bạc hà, kể cả kẹo và thuốc ho bạc hà vì chúng đều chứa tinh dầu của loại cây này.

Rau mùi tây

Cũng giống như bạc hà, rau mùi tây có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa nếu ăn quá nhiều. Vì thế, mẹ chỉ nên trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây thôi nhé, để đảm bảo đủ sữa cho con bú.

Lá lốt

Thực phẩm hàng đầu trong danh sách những “sát thủ” tiêu diệt sữa mẹ là lá lốt. Nên nếu mẹ ăn nhiều một chút thì có thể bị mất sữa nhanh chóng. Vì vậy, khi đang cho con bú, mẹ hãy loại bỏ lá lốt khỏi khẩu phần ăn của mình nhé!

Ngô

Nếu bé bị đau bụng, khóc nhiều hơn sau khi mẹ ăn thực phẩm này thì nên lưu ý, bởi rất có thể bé nhà bạn bị dị ứng với ngô đấy. Khi đó, mẹ hãy tạm kiêng món này một thời gian nhé!

Lúa mì

Thậm chí bé có thể khóc liên tục, đau đớn hay đi ngoài ra máu nếu mẹ ăn các sản phẩm từ bột mì như sandwich, mì ống,… Vì thế mẹ hãy ngừng ăn các loại thực phẩm này để kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với chúng không nhé. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể mẹ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân.

Đậu phộng (lạc)

Nếu trong gia đình có thành viên dị ứng với loại hạt này, mẹ nên thận trọng trước khi thêm các sản phẩm làm từ đậu phộng (lạc) hay các loại hạt vào khẩu phần ăn của mình. Vì bé rất có thể sẽ bị nổi mẩn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè.

Trứng

Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn.

Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn (bơ sữa, đậu nành, lòng trắng trứng, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt, các loại hải sản có vỏ). Sau hai tuần, thì có thể ăn lại dần dần từng loại thực phẩm dễ gây dị ứng nói trên cách quãng thời gian là 4 ngày để theo dõi triệu chứng của trẻ.

Các loại cá có thủy ngân cao

Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Măng

Dù là món ăn ưa thích và quen thuộc của rất nhiều người, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. Nhưng mẹ có biết rằng măng rất độc hại không? Chỉ cần 1kg măng củ là chứa đủ lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé.

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]hsqgyYrSoI[/mecloud]