Dòng sự kiện:

Những thực phẩm ngăn ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ sau cai sữa mẹ

09:58 11/09/2019
Giai đoạn sau cai sữa trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng nếu không được chăm sóc đúng cách, chế độ ăn cho trẻ lúc này đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ.

Cai sữa là một bước chuyển lớn đối với trẻ, sau khi cai sữa bạn cần đảm bảo cho bé chế độ dinh dưỡng hoàn hảo để tránh nguy cơ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây.

Tăng cường các loại rau củ cho trẻ

Rau xanh và trái cây chứa rất nhiều vitamin và chất xơ, do đó luôn được coi như những loại thực phẩm chức năng rất tốt cho sức khỏe con người. Và đối với bé mới tập ăn cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế có rất nhiều bố mẹ thiếu kinh nghiệm quan niệm sau khi cai sữa chỉ nên cho trẻ ăn bột quấy lẫn với sữa, bởi như thế mới an toàn và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần bắt đầu tập cho trẻ thói quen biết ăn các loại rau củ quả.

che do dinh duong cho tre sau cai sua me giadinhvietnam (2)
 
Chế độ ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khỏe của trẻ (Ảnh minh họa)

Các loại rau củ như: bí đỏ, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, rau bina…đều rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Bố mẹ nên ninh thật nhừ các loại rau củ này, hoặc nếu cần thiết sau chế biến có thể xay nhuyễn để khi ăn bé không bị hóc và dễ tiêu hóa hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý, không nên chỉ có bé ăn một loại rau, củ, quả trong một thời gian dài vì sẽ gây cảm giác chán ăn cho bé. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nhiều loại rau, củ khác nhau để làm cho món ăn thêm đa dạng về màu sắc, đây là yếu tố rất quan trọng giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. 

Thịt, trứng và cá

Cá chứa Omega 3 rất có lợi cho sức khỏe và tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ trong những năm đầu đời. Bố mẹ nên cho trẻ ăn những loại cá không chứa thủy ngân như: cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá tuyết,…và trước khi chế biến cần rửa sạch, nấu kỹ để giảm nguy cơ ngộ độc ở trẻ.

che do dinh duong cho tre sau cai sua me giadinhvietnam (1)

Thịt, trứng và sữa là những thực ohaamr rất giàu dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ (Ảnh minh họa)

Sau khi cai sữa, bạn cũng cso thể bổ sung trứng vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ bởi trứng rất giàu protein cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên tuyệt đối không cho trẻ ăn trứng khi chưa được nấu chín kỹ bởi trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella, ngộ độc hay dị ứng. Ngoài trứng và cá, thịt nạc là thực phẩm giúp bổ sung rất nhiều chất đạm cho trẻ mà bố mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày cho con sau cai sữa.

Muối

 

Khi bắt đầu cai sữa, sẽ rất quan trọng để bạn khống chế việc thu nạp hàm lượng muối trong chế độ ăn uống của trẻ. Mỗi ngày bạn chỉ nên giới hạn cho bé nạp nhiều nhất 1g muối, bởi dư thừa lượng muối trong cơ thể ngay từ khi còn nhỏ sẽ gây nên căn bệnh thận nguy hiểm về sau. Những loại thực phẩm nhiều muối, bạn cần hạn chế đối với trẻ là thịt lợn muối, xúc xích, bơ.

Các loại trái cây

Hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ (Ảnh minh họa)

Trái cây chứa rất nhiều vitamin và chất xơ tốt cho sự phát triển của trẻ. Bố mẹ có thể lựa chọn các loại quả mềm phù hợp với trẻ sau cai sữa như: táo, chuối, đu đủ, việt quất,… để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng thể bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả nguyên chất để giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.

Một số lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sau cai sữa

- Mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với vú mẹ. Điều này không có nghĩa là cách ly với trẻ sẽ hiệu quả vì thay đổi lớn như vậy rất dễ làm ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ.

- Kích thích sự ham thích của trẻ đối với các món ăn bằng cách để bé tham gia vào bữa ăn của cả gia đình. Không nên ép bé ăn sẽ trở thành áp lực, nỗi sợ cho bé. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ và tạo không khí vui vẻ khi cho bé ăn.

- Sau khi cai sữa cho trẻ, mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ, nếu thấy trẻ chậm tăng cân thì cần thay đổi chế độ ăn uống để bé dễ hấp thụ hơn.

 - Đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho bé và người chăm sóc, nhất là rửa tay trước khi ăn hay cho trẻ ăn, khi chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi dọn phân cho bé.

Nguồn: Gia đình Việt Nam