Những thực phẩm tốt cho bé dưới 1 tuổi, giúp con khỏe mạnh lớn nhanh
Rau xanh thẫm màu
Các loại rau xanh thẫm màu như rau chân vịt, súp lơ… là những ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, E, K, folate, can-xi, sắt, kẽm. Trong quá trình trẻ ăn dặm, những chất này đều quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhẻ, đặc biệt là các vùng não, xương, cơ. Chất oxi hóa được tìm thấy trong các loại rau xanh thẫm màu còn có tác dụng tăng cường miễn dịch. Nó cũng có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và không bị táo bón.
Rau được làm chín bằng hơi nước giữ được nhiều vitamin hơn rau luộc. Để hạn chế mất vitamin, mẹ không nên thái rau quá nhỏ, chỉ cho vào nồi hấp hoặc luộc khi nước đã thực sự sôi và bốc hơi
Đừng bao giờ bỏ qua rau xanh vì rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Rau xanh đóng góp rất nhiều vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Mẹ nên chọn các loại rau màu sắc đậm như cải bó xôi, cải xoăn, cải xoong, súp lơ xanh, bí đỏ, cà rốt để bổ sung vào khẩu phần ăn của bé. Việc cho bé ăn rau sớm sẽ tạo lập thói quen ăn rau cho bé sau này. Nếu 2-3 tuổi mới cho bé ăn rau, bé sẽ có xu hướng từ chối không ăn.
Mới đầu bé có thể không thích mùi vị hăng hăng của rau, mẹ nên kiên nhẫn từ từ cho bé làm quen. Nên cho bé ăn các loại rau bé không thích khi bé đói trước, tiếp theo mới đến các món khoái khẩu của bé. Nếu bé nhất định không ăn rau, có thể thay bằng củ cải hoặc khoai lang.
Trứng
Trong trứng chứa nhiều protein cao cấp, choline, lutein và ở một số loại trứng khác còn chứa nhiều DHA và vitamin E. Ngoài ra, trứng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé chống hen suyễn và các bệnh dị ứng.
Cá
Cá, đặc biệt là cá hồi chứa nhiều DHA rất tốt cho sự phát triển của não bộ của bé. Các mẹ chú ý nên loại bỏ da và xương khi chế biến cá hồi cho bé.
Một số bé có cơ địa dị ứng với cá. Nếu bé bị như vậy, mẹ nên đổi thực phẩm khác và chờ bé lớn hơn mới cho ăn lại.
Thịt gia cầm và thịt đỏ
Thịt gia cầm như thịt gà và thịt bò... là nguồn cung cấp chất sắt, kẽm, choline (một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển não bộ), vitamin B và chất khoáng tốt nhất. Ngoài ra còn cung cấp một lượng nhỏ vitamin D. Khi bé được 6 tháng tuổi, nhu cầu về sắt của bé cao hơn và sữa mẹ không đáp ứng đủ, khi đó mẹ nên cho bé ăn thêm thịt gia cầm và thịt đỏ.
Ngũ cốc
Đây là giai đoạn đầu đời nên bé cần phải bổ sung nhiều chất cơ bản. Ngũ cốc như gạo, các loại đậu... là món ăn đáp ứng tốt nhu cầu này vì chứa nhiều chất xơ, vitamin và các loại chất khoáng.
Sữa chua và các chế phẩm từ sữa
Dù bé đang làm quen với thức ăn đặc, thì sữa vẫn là nguồn cung cấp canxi chính cho bé. Bé dưới 1 tuổi vẫn duy trì uống sữa hàng ngày vì đây vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé.
Các thức ăn rắn khác chỉ mang ý nghĩa giới thiệu, làm quen và tập phản xạ nhai. Hãy cho con bú thường xuyên hoặc bú ít nhất 500-600ml sữa công thức mỗi ngày, cho đến khi bé tròn 1 tuổi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những thực phẩm càng ăn cơ thể càng 'bốc hỏa' chớ dại mà dùng nhiều
- 8 loại thực phẩm giúp làm giảm tác hại của tia UV, phòng ung thư khi trời nắng nóng
- Thực phẩm giúp bạn có làn da trắng ngần trong mùa hè
- Những thực phẩm giúp đẩy lùi ợ chua hiệu quả
- 8 loại thực phẩm chứa tinh bột được ăn thoải mái không béo
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua