Những yếu tố ảnh hưởng tới kích cỡ bụng bầu mẹ nên biết
Vì sao khi mang thai có người bụng to, có người bụng nhỏ?
Khi mang thai mỗi mẹ bầu sẽ có vòng bụng khác nhau và theo các bác sĩ điều này không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Có những yếu tố ảnh hưởng đến kích cỡ bụng bầu, cụ thể như dưới đây.
Thể tạng của mẹ
Nếu bạn là người có chiều cao vượt trội và có lưng dài (tức khoảng cách từ hông xuống mông rộng), em bé của bạn sẽ có rất nhiều không gian phát triển. Khi đó tử cung của bạn sẽ có xu hướng kéo dài ra chứ không phải đẩy ra phía ngoài. Vì thế mà bụng của bạn sẽ trông nhỏ gọn hơn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu (Ảnh minh họa)
Nếu bạn là một người phụ nữ sở hữu chiều cao khiêm tốn, và có một vòng eo ngắn hơn, điều đó cũng có nghĩa là em bé của bạn có ít không gian hơn, do đó tử cung của bạn sẽ đẩy ra phía ngoài để tạo không gian cho bé có thể phát triển tốt. Và kết quả là bụng của bạn sẽ trông lớn hơn, có người còn ví bụng bầu to như một quả bóng căng tròn.
Nhưng mẹ yên tâm rằng, em bé trong bụng sẽ dần hoàn thiện các bộ phận cơ thể trong quá trình mang thai của người mẹ, không phụ thuộc vào kích thước thai lớn hay nhỏ. Mẹ nên ăn uống đủ chất và có tinh thần thoải mái để cả hai mẹ con cùng trải qua giai đoạn thai kỳ thật thoải mái!
Nếu mẹ lần đầu mang thai
Người mẹ có con đầu lòng thường có bụng nhỏ gọn hơn vì các cơ bụng không được kéo giãn ra trước đó. Các cơ bụng liên kết với nhau chặt chẽ hơn, vì thế bụng mẹ thường săn chắc và nhỏ gọn hơn, giữ cho em bé được chắc chắn và cao so với những lần mang thai tiếp theo. Nhưng điều này chỉ làm cho bụng mẹ trông nhỏ hơn tại một thời gian nhất định trong thai kỳ, vì bước vào giai đoạn cuối, thì bụng mẹ sẽ giãn nở hết mức nhằm tạo nhiều không gian cho bé phát triển vượt bậc trước khi chào đời, lúc đấy thì mẹ sẽ sở hữu vòng bụng to như bất kỳ người mẹ nào.
Vị trí của bé
Trẻ trong bụng mẹ thì luôn luôn hoạt động, di chuyển xung quanh tử cung và thay đổi vị trí thường xuyên, đặc biệt là cho đến cuối tam cá nguyệt thứ hai.
Trong ba tháng cuối, em bé thường quay đầu xuống phía dưới, nhưng có thể di chuyển và thay đổi vị trí lưng từ hướng này sang hướng khác, có thể quay ra ngoài hoặc úp vào cơ thể mẹ. Đây cũng chính là lý do khiến bụng bầu của mẹ nhìn to hơn hoặc nhỏ hơn.
Bụng mẹ đang “quá tải"
Khi mẹ mang thai thì ngoài một em bé trong bụng còn chứa cả nhau thai và nước ối, vì thế cơ quan nội tạng phải dịch chuyển đến nhiều vị trí sao cho phù hợp để tạo một môi trường rộng rãi cho bé phát triển. Khi tử cung phát triển lớn hơn, ruột có thể được đẩy ra phía sau, làm cho bụng của mẹ trông rất tròn và thon gọn. Hoặc nếu ruột của mẹ di chuyển sang hai bên của tử cung, làm cho bụng mẹ trông sẽ to hơn rất nhiều.
Bụng mẹ to hơn từ lần mang thai thứ 2
Các cơ bụng của mẹ sẽ được giãn nở do lần mang thai trước đó, và không hoàn toàn hồi phục sau sinh. Vì thế khi lần mang thứ 2 trở đi, bụng mẹ có xu hướng to sớm hơn và kích thước bụng bầu cũng lớn hơn. Điều này không có nghĩa là em bé lớn hơn mà do cơ thể của mẹ đã bị thay đổi do lần mang thai trước đó. Để cải thiện điều này, thì mẹ nên siêng năng tập thể dục phù hợp và đều đặn từ giữa thai kỳ, có thể bụng mẹ sẽ trông nhỏ gọn hơn đấy!
Phụ thuộc vào lượng nước ối
Lượng nước ối bao quanh và nuôi dưỡng em bé trong bụng có thể dao động. Trong khi quá nhiều hoặc không đủ nước ối có thể xảy đến các vấn đề, thông thường số lượng nước ối thay đổi theo mỗi giờ hoặc theo từng ngày.
Trong 20 tuần đầu tiên, hầu hết lượng nước ối được sản xuất từ cơ thể của mẹ, nhưng vào những tháng cuối thai kỳ, số lượng nước ối sẽ tăng lên do em bé có thể sản xuất số lượng lớn nước ối, chủ yếu được tiết ra từ phổi và nước tiểu của bé. Đó là lý do lượng nước ối trong bụng mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hình dáng bụng bầu.
Kích thước em bé phụ thuộc vào yếu tố di truyền
Sự thật là bụng mẹ lớn hơn hay nhỏ hơn phụ thuôc rất nhiều vào kích thước em bé trong bụng. Và mẹ nên nhớ rằng yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng quyết định kích thước của em bé. Nếu cả hai đều cao, em bé sẽ có những đặc điểm tương tự. Nếu ba mẹ đều có kích thước trung bình, em bé có nhiều khả năng là một cô gái nhỏ nhắn!
Thứ tự sinh cũng làm nên sự khác biệt kích thước của bé, những bé sinh sau thường có xu hướng lớn hơn anh chị của mình. Và các bé trai thường có kích thước và cân nặng lớn hơn các bé gái khi chào đời, điều này còn thuộc phụ vào viêc mẹ đang mang thai bé trai hay gái nữa.
Khi cơ thể mẹ thay đổi ở từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ, mẹ không nên so sánh mình với người phụ nữ khác. Mẹ không nên quá lo lắng nếu kết quả kiểm tra định kỳ cho thấy em bé vẫn phát triển tốt.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú rõ ràng nhất các mẹ đừng bỏ qua
- 6 cách trị ợ nóng khi mang thai bà bầu cần biết
- 4 vắc xin mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ con
- Nguy cơ dị tật và sảy thai khi mẹ mang thai mà làm việc này
- 10 việc phải làm nhưng nhiều mẹ lại quên khi mang thai
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua