Nỗ lực vận động học sinh đến lớp trong mùa mưa lũ
Sau thời gian nghỉ hè, các thầy cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học số 2 Nậm Xe, xã biên giới Nậm Xe, huyện Phong Thổ, Lai Châu trở lại với công việc giảng dạy trong tâm thế đầy lo lắng với việc duy trì sĩ số học sinh. Tại những bản vùng thuận lợi, hầu hết học sinh đã đến trường, song ở những bản vùng xa, các thầy cô giáo phải lặn lội đến từng nhà dân để vận động học sinh ra lớp.
Dù đã nỗ lực, cố gắng nhưng do mưa lũ, các tuyến đường bị sạt lở, mực nước ở các sông suối dâng cao khiến nhiều bản bị cô lập tạm thời nên ảnh hưởng tới công tác vận động học sinh. Mặc dù các bậc phụ huynh rất muốn đưa con em mình tới trường, song do mưa lũ và giao thông sạt lở không thể qua được nên phải cho con em mình ở nhà.
Phòng ở bán trú dành cho học sinh Trường PTDTBT Trung học cơ sở Dào San, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu xuống cấp, không đảm bảo cho sinh hoạt của học sinh. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Ông Lý Văn Lo, bản Mỏ, xã Nậm Xe cho biết: "Đường sá xa xôi, bình thường đi lại đã khó khăn rồi, giờ mưa gió, sạt lở, phụ huynh rất lo lắng cho tính mạng con em mình. Nguy hiểm thế, các em học sinh làm sao tự đi lại được. Chính vì thế, nhiều học sinh ở quanh đây tới trường cũng không được đồng đều".
Có thời điểm do nước suối dâng, chảy xiết, một số bản bị cô lập tạm thời như bản Nậm Xe. Do đó, nhằm vận động học sinh tới lớp, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học số 2 Nậm Xe phải qua suối bằng cách bám vào những săm lốp ô tô cũ để kéo qua hay bằng những bè tre tạm bợ.
Là năm dạy học thứ 4 tại trường, thầy giáo Đồng Văn Công, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học số 2 Nậm Xe đã thấm thía cảnh vận động học sinh vùng sâu, vùng xa. Đi bộ, mưa gió sạt lở đất đá, đường sá bùn lầy phải khiêng xe qua dốc vực là tình huống thường thấy khi làm công tác vận động học sinh tới lớp mùa mưa lũ nơi đây.
Thầy Đồng Văn Công chia sẻ: “Các thầy cô giáo đi vận động là phải lội suối hoặc dùng bè, săm lốp ô tô để kéo sang bờ suối bên kia. Khi đón được các em, các thầy cô đã mạo hiểm cõng các em, lội qua suối. Còn một cách nữa là phải đi đường vòng nhưng như thế cả đi và về phải mất vài trăm cây số. Biết là rất nguy hiểm nhưng vì tâm huyết với em học sinh, chúng tôi không ngại ngần đi vận động học sinh đến trường, đến lớp”.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học số 2 Nậm Xe có 23 lớp học ở điểm trường trung tâm và 5 điểm bản, với tổng số 369 học sinh là con em đồng bào dân tộc Dao, Dáy, Thái và Mông. Hàng năm, nhà trường đảm bảo 100% huy động trẻ ra lớp. Để làm được điều đó, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, các bản trong việc huy động trẻ ra lớp; Đồn Biên phòng địa bàn kết nối với các nhà từ thiện cho sách vở, quần áo, xây dựng các phòng học lắp ghép cho nhà trường. Ngoài ra, nhà trường cử các thầy giáo khỏe mạnh tham gia gia cố các lối đi đến các điểm bản đưa học sinh về học bán trú.
Phòng ăn tạm bợ của Trường PTDTBT Tiểu học Ta Gia, xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu) không đảm bảo trong những ngày mưa gió. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Ông Phìn Văn Nguyên, Hiệu Phó Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Tiểu học số 2 Nậm Xe cho biết: “Đầu năm học là thời điểm mưa lũ nhiều. Nhà trường vận động học sinh ra lớp có phần khó khăn, đặc biệt đường sá đi lại rất lầy lội, một số nơi phải lội qua suối.
Chúng tôi đã bố trí các thầy giáo khỏe mạnh để đi lên những nơi vùng khó. Đơn cử như bản Hoàng Liên Sơn 2, cách xa trường trung tâm hàng chục cây số, các thầy vẫn cố gắng tới, mặc dù mưa lũ đã làm sạt hết đường, có đoạn đường phải khiêng xe máy qua để đến được với các em học sinh. Chúng tôi quyết tâm khắc phục mọi khó khăn huy động học sinh ra lớp đúng với chỉ tiêu của nhà trường”.
Thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của cả học sinh, giáo viên, nhất là ở các xã vùng cao, vùng sâu, các điểm bản xa ở tỉnh Lai Châu. Để đảm bảo sĩ số học sinh tới lớp, ngành Giáo dục Lai Châu chỉ đạo các phòng Giáo dục, nhà trường, dựa vào những điều kiện thực tế, điều chỉnh lịch học cho phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo khung chương trình. Chính vì vậy, dù còn nhiều khó khăn do mưa lũ, song học sinh tới trường trung tâm để học tập vẫn được đảm bảo về ăn nghỉ, chương trình năm học cơ bản không bị ảnh hưởng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bộ y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
- Chủ tịch xã bút phê trái luật vào lý lịch khiến học sinh không được nhập học
- Phụ huynh, học sinh đứng ngồi không yên khi lớp học quá tải
- Mù Cang Chải sau cơn lũ dữ: Mừng rơi nước mắt vì học sinh không bỏ học
- Học sinh mạo hiểm tính mạng vượt suối 'dữ' đến trường
- Học sinh lớp 1 mếu máo, bỡ ngỡ ngày đầu tựu trường
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua