Dòng sự kiện:

Nói chuyện một mình: Dấu hiệu không ngờ của căn bệnh nguy hiểm?

Theo Thể thao văn hóa
19:00 13/09/2017
Nói chuyện với chính mình có thể khiến bạn trở nên ngớ ngẩn và khác thường trong con mắt người khác. Tuy nhiên, trên thực tế, nó thực sự là phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho tư duy và nhận thức.

Hầu hết mọi người cứ trong một ngày lại có ít nhất vài lần “tâm sự với mình”. Nhiều người coi đó là hành vi liên quan đến nhận thức, trí não, và đặc biệt đó là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm nào đó. Nhưng trên thực tế, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nó cũng có khá nhiều lợi ích đấy.

1. Ghi nhớ thông tin

Chuyên gia Daniel Swigley đã kết luận rằng hành vi độc thoại rất có ích cho việc ghi nhớ thông tin. Ông khẳng định âm thanh sẽ kích thích bộ nhớ và giúp bạn dễ dàng nắm bắt được dữ liệu siêu hình hơn. Tuy nhiên hoạt động này chỉ có ích khi bạn đã hình dung được sự vật, hiện tượng một cách rõ nét (chẳng hạn như quả chuối màu vàng và dài, quả bóng hình tròn và có thể lăn...). Với những món đồ bạn chưa từng thấy tận mắt, việc độc thoại sẽ không hỗ trợ được gì nhiều. .

2. Giúp bạn tự tin hơn

Những lời cổ vũ, động viên luôn có tác dụng khích lệ tinh thần. Hiệu quả này không thay đổi kể cả khi bạn tự động viên chính mình. Khoa học đã chứng minh rằng bạn sẽ tự tin hơn khi thay đại từ "tôi" bằng "bạn" và nói với chính mình những câu như: "Bạn sẽ làm được!", "Bạn có thể mà!"... 

2. Giúp bạn độc lập hơn

Khi có tâm sự trong lòng, con người có xu hướng tìm tới một cuộc đối thoại. Đây là xu hướng tâm lý tất yếu và không có gì sai, nhưng không phải chuyện gì các bạn cũng có thể đem ra chia sẻ với mọi người. Và lúc này, bạn sẽ độc thoại với chính bản thân mình.

 Độc thoại với bản thân cũng là khi bạn phải tự giải quyết vấn đề một mình mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ ai. Bạn sẽ hiểu rõ chính mình hơn sau những lần tự sẻ chia và chất vấn ấy.

4. Giúp bạn dễ đạt được mục tiêu hơn

Viết những điều bạn muốn làm thành một danh sách rồi tự đọc chúng thành tiếng trước gương là cách hiệu quả để củng cố lòng quyết tâm chinh phục. Bộ nhớ của bạn sẽ được nhắc nhở về một công việc bạn vẫn chưa thể hoàn thiện. Lặp đi lặp lại hành động này, bạn sẽ dần cảm thấy những mục tiêu cao xa trở nên gần tầm với hơn.

5. Nói chuyện một mình theo thói quen

Không thể xác định tất cả mọi trường hợp nói chuyện một mình đều bị bệnh. Có nhiều người lúc làm việc luôn ca hát một mình. Có người khi suy tư hay nghĩ ngợi về vấn đề gì đó hay nhăn nhó, hoặc nói ra miệng. Những hành vi như thế là biểu hiện của sự tập trung tư duy.

Phần lớn người ta yên tĩnh khi suy nghĩ căng thẳng. Nhưng có người những người khác khó tập trung hơn, họ phải lặp đi lặp lại những từ cần nhớ trong miệng hoặc nhờ đến các hành vi phụ khác để lấn át các vọng tưởng chen lấn làm "nhiễu" sự tập trung suy nghĩ chính của họ. Các hành vi phụ đó khác nhau và tùy thói quen ở mỗi người. Có người gõ bút, có người đi lại liên tục, có người nhăn trán hay vỗ trán. Cách tư duy như thế làm cho suy nghĩ của họ được sắp đặt rành mạch hơn. 

Lời khuyên của bác sĩ

Trong lúc nói chuyện một mình, bạn luôn nghĩ về những điều tiêu cực, không thoát khỏi nó, không ngừng hồi tưởng về quá khứ đã từng bị “chấn động” hay tưởng tượng về những khung cảnh bi lụy trong tương lai. Khi suy nghĩ hoàn toàn đã mất kiểm soát, bạn sẽ bước vào một trạng thái mơ màng với những cuộc nói chuyện không mạch lạc và không phù hợp với ngữ cảnh, có thể được mô tả như là bệnh tâm thần. Lúc này, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là khi cảm thấy cơ thể bất ổn về cả thể xác lẫn tinh thần thì tốt nhấ nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Nguồn: Gia đình Việt Nam