Nữ sinh chuyên Sơn La trở thành thủ khoa nhờ thất bại
Thu Hoài có số điểm cụ thể là: 9,8 điểm Toán, 10 điểm Hóa và Sinh. Thêm 1,5 điểm ưu tiên khu vực. Hoài sinh ra và lớn lên ở Sơn La, cô gái trẻ ban đầu vốn học khối A và chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ theo ngành Y.
Cô cho biết: "Gia đình em không có ai theo ngành này và em cũng nghĩ để thi đỗ vào trường là rất khó. Chính vì vậy, em theo học ban A và chưa có khái niệm gì về việc sẽ theo đuổi Y học.
Tình cờ, trong một lần kém may mắn, không đỗ vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý, Hoài đã quyết định chuyển hướng sang học môn Sinh".
Thời gian đầu cũng gặp khá nhiều khó khăn khi Hoài bắt đầu muộn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng lòng quyết tâm khiến cô gái ấy cho rằng có cố gắng sẽ thành công.
Và rồi, thủ khoa đầu vào của Học viện Quân y chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho quãng thời gian dài đã qua.
“Em không thể quên được giây phút ấy, cả gia đình em ôm nhau reo hò mừng rỡ, còn em bật khóc vì không tin đó là sự thật. em không nghĩ mình có cơ hội trúng tuyển vì cả miền Bắc chỉ lấy 14 chỉ tiêu nữ, trong đó có ba bạn đã được tuyển thẳng.
Kết quả, trường lấy điểm chuẩn 30 và em trở thành thủ khoa khi thừa 1,5 điểm” - Hoài chia sẻ.
Hoài vốn rất chăm học, thường sắp xếp cho mình một thời khóa biểu gọn gàng, khoa học và rất kỷ luật. Cô gái trẻ đã từng đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, cùng giải nhì Vật lý cấp tỉnh và huy chương đồng giải Toán - Vật lý qua Internet cấp quốc gia.
Có lẽ chính vì yêu thích nề nếp, Hoài đã “đầu quân” vào môi trường rèn rũa như Học viện Quân y.
Cô chia sẻ: "Em thích màu xanh áo lính, em lại thích được chữa bệnh cho mọi người, em muốn góp phần làm cuộc sống này trở lên tốt đẹp hơn và em tin sự lựa chọn của mình là đúng”.
Nữ sinh THPT chuyên Sơn La ngoài điểm cao trong môn thi, điểm tiếng Anh của em cũng đạt 9,2. Chia sẻ bí quyết học tốt các môn, Hoài cho rằng cần nghiêm túc trong việc học, xác định đúng mục tiêu và quan trọng là tự học.
Với Thu Hoài, thầy cô là những người hướng dẫn, chỉ ra trọng tâm kiến thức. Học sinh ngoài nghe giảng trên lớp, về nhà phải có ý thức học tập, nếu không chữ thầy sẽ trả lại thầy.
Thủ khoa Học viện Quân y cũng cho rằng hiện nay, internet rất phát triển và cần vận dụng điều đó vào việc học, cô thường mở rộng kiến thức bằng lên mạng tìm kiếm nhiều dạng đề khác nhau để giải.
Sau mỗi đề giải, cô thường chăm chú xem lại những câu bị trả lời sai thay vì đếm xem có bao nhiêu câu đúng. Hoài cho rằng nhận ra khuyết điểm sẽ tránh lặp lại khuyết điểm và chính lỗi sai khiến mình nhớ bài lâu hơn. Đồng thời, sau mỗi giờ học căng thẳng, tập thể dục là cách giảm stress hiệu quả nhất được cô gái trẻ áp dụng.
Trong thời gian tới, cô gái trẻ mong muốn được học tập tốt trong môi trường quân ngũ kỷ luật, sau này có thể trở thành một bác sĩ đa khoa chữ bệnh cho mọi người.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nữ thủ khoa Đại học Y Dược Thái Nguyên
- Thủ khoa không kiếm được việc, lỗi ở đâu?
- “Thủ khoa chăn lợn” từng bỏ lỡ cơ hội vào Trường chuyên Hà Giang vì thiếu tự tin
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua