“Thủ khoa chăn lợn” từng bỏ lỡ cơ hội vào Trường chuyên Hà Giang vì thiếu tự tin
Nữ thủ khoa Bùi Thị Hà (ảnh; NVCC)
Chia sẻ với PV báo điện tử Infonet sáng 10/10, ông Vũ Văn Sử - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cho hay: “Phía UBND tỉnh thì tôi không rõ sẽ tạo điều kiện cho Hà thế nào. Tuy nhiên, trong câu chuyện này thì tất cả phải thực hiện theo quy định của nhà nước.
Em Bùi Thị Hà tốt nghiệp năm 2016 và trở về Hà Giang, thời điểm đó đích thân tôi đã tới nhà thăm và động viên em ấy. Tôi cũng rất quan tâm đến trường hợp này vì em ấy là thủ khoa, bố lại mất sớm nhà có 4 mẹ con.
Từ thời điểm đó đến nay, có đợt thi tuyển là tôi đều thông báo để Hà chủ động làm hồ sơ thi tuyển theo đúng quy trình. Hiện nay, trên địa bàn chúng tôi cũng có nhiều thạc sĩ đang chờ để được tham gia thi tuyển.
Tôi nghĩ, trong tình hình hiện nay cả nước còn thừa hàng vài chục nghìn cử nhân sư phạm thì việc em Hà cần phải chờ đợi là điều đương nhiên. Có đợt thi tuyển chúng tôi sẽ làm công khai, khách quan, minh bạch.
Trước đó, cuối năm 2016, trường THPT Chuyên Hà Giang có đợt thi tuyển giáo viên. Biết tin em Bùi Thị Hà là thủ khoa nên anh em trong ngành đã gửi thông báo và động viên em Hà tham gia thi tuyển. Bản thân tôi cũng mong muốn ngành sư phạm tỉnh nhà có những giáo viên giỏi. Tuy nhiên, em Hà đã nộp hồ sơ nhưng lại không tham gia thi tuyển”.
Khi trò chuyện với PV báo Infonet, em Bùi Thị Hà cũng đã nói: “Nếu tỉnh Hà Giang không trọng dụng em thì em sẽ xuống Hà Nội làm giáo viên hợp đồng”. Trả lời về vấn đề này, ông Vũ Văn Sử cho hay: “Năm ngoái em ấy đã có cơ hội rất tốt nhưng chính bản thân em ấy đã từ bỏ cơ hội của mình vì thiếu tự tin. Còn việc thi tuyển phải đến kỳ, đến hạn theo đúng quy định của nhà nước thì sẽ tổ chức và cụ thể là trong tháng 10 này tỉnh nhà sẽ có đợt tuyển dụng”.
Trong thư điện tử mà em Bùi Thị Hà gửi cho trường THPT Chuyên Hà Giang có viết rõ: “Hôm nay, em viết thư này em rất mong gửi đến quý nhà trường bởi hôm 10/1/2017 em không có mặt để dự thi. Thực sự để đưa ra quyết định này rất khó khăn với em. Như quý thầy cô đã biết em ra trường với một kết quả học tập khá cao. Nhưng giữa lý thuyết và thực tế vẫn là một khoảng cách. Bản thân em cả tuổi đời và tuổi nghề còn rất non trẻ, thiết sót rất nhiều cho nên để bước vào cánh cổng trường chuyên, ngôi trường chuyên nghiệp như vậy thì em nghĩ mình cần học hỏi thêm vài năm nữa. Mong thầy cô thông cảm cho em.
Một lần nữa, em xin lỗi quý nhà trường, xin lỗi các thầy cô đã quan tâm đến em. Chúc thầy cô sức khỏe tốt và tuyển được giáo viên dày dặn kinh nghiệm cho nhà trường”.
Thư điện tử mà em Bùi Thị Hà gửi cho trường THPT Chuyên Hà Giang
Cũng liên quan đến câu chuyện “thủ khoa chăn lợn”, phía Tỉnh ủy Hà Giang cho hay: “Về trường hợp này, bí thư đã có chỉ đạo trực tiếp giao cho văn phòng tỉnh ủy xuống gặp gỡ, nắm tâm tư nguyện vọng cũng như giới thiệu để Sở GD&ĐT kết nối để làm hồ sơ trong đợt thi tuyển tới. Hoặc ít nhất có thể cho em ấy vào dạy hợp đồng ở một trường nào đó và chờ cơ hội thi tuyển.
Hiện tại, giáo viên dạy văn cấp THPT của tỉnh Hà Giang đang thừa rất nhiều. Nếu bố trí em Hà vào một trường giáo viên Văn đang thừa thì điều đó rất khó. Vì thế, Sở GD&ĐT có giới thiệu em Hà tới huyện Hoàng Su Phì và Xí Mần nhưng do hoàn cảnh gia đình em Hà không muốn đi xa.
Trước đó, trường THPT Chuyên Hà Giang tổ chức thi tuyển vì thiếu một giáo viên dạy Văn. Sau đó, trường này cũng đã thông báo mời em Bùi Thị Hà đến thi tuyển một cách công bằng. Điều đáng nói, em Hà có nộp hồ sơ nhưng không thi tuyển vì cho rằng mình chưa tự tin để cạnh tranh với các đối thủ khác.
Tôi cũng rất tiếc cho trường hợp của em Hà, tốt nghiệp thủ khoa nhưng hiện nay tỉnh lại chưa có cơ chế đặc thù để tuyển. Tỉnh cũng có những cơ chế đặc thù tuyển thẳng nhưng lại ở các ngành khác chứ ngành em Hà học chưa có”.
Chia sẻ với PV báo Infonet sáng 10/10, em Bùi Thị Hà cho hay: “Đúng là năm ngoái có đợt thi tuyển nhưng em đã bỏ lỡ cơ hội, đó là lỗi của em”.
Trước đó, báo Infonet đã đưa tin, trường hợp em Bùi Thị Hà (quê ở TP. Hà Giang) - Thủ khoa Sư phạm Văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 phải ở nhà nuôi lợn vì không xin được việc hơn một năm qua đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Được biết, gia đình Hà có 3 chị em, chị gái lớn học Học viện Hành Chính Quốc gia cũng không xin được việc hiện ở nhà bán tạp hóa. Cậu em trai Hà đang là học viên năm 4 trường Sỹ quan Chính trị tại Bắc Ninh. Bố em làm phụ xây, mẹ em làm nông nghiệp. Năm 2010 bố Hà đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn giao thông khiến kinh tế gia đình ngày càng khó khăn. Một mình mẹ Hà tần tảo để chăm lo cho ba chị em ăn học.
Được biết, hơn một năm qua, em Bùi Thị Hà - thủ khoa Sư phạm Ngữ Văn tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (năm học 2015-2016) vì chưa xin được việc nên đã chấp nhận ở nhà hỗ trợ mẹ trong việc đồng áng và nuôi lợn chờ thi tuyển biên chế của TP. Hà Giang.
Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi em Hà trường với tấm bằng giỏi, Hà là 1 trong 100 thủ khoa xuất sắc được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) sẽ có rất nhiều cơ hội xin việc tại các trường tư thục, các trung tâm giáo dục. Thế nhưng, Hà lại quyết định về chăn lợn để chờ đợi biên chế.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hà Giang: "Thủ khoa nuôi lợn" quyết định xuống Hà Nội làm giáo viên hợp đồng
- Thủ khoa ngành Sư phạm: "Hiện em đang ở nhà chăn lợn"
- Nữ sinh Tày đỗ thủ khoa Đại học Đà Nẵng
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua