Dòng sự kiện:

Nước ép trái cây "tưởng không hại nhưng hại không tưởng"

17:16 17/11/2015
Trong nghiên cứu mới cho thấy nước ép trái cây không thực sự tốt như chúng ta vẫn nghĩ.

 

 [mecloud]I425yesKGh[/mecloud]

Thói quen mỗi ngày một ly nước ép trái cây giàu vitamin là cách tăng cường sức khỏe mà bà mẹ nào cũng muốn duy trì cho gia đình của mình. Hầu hết chúng ta thường không phân biệt được sự khác nhau giữa việc ăn trái cây trực tiếp và uống nước trái cây. Mọi người cảm thấy mình nhận được cùng một lượng dinh dưỡng như nhau khi tiêu thụ trái cây bằng cả hai cách này. Tuy nhiên, sự thật là lượng chất xơ trong trái cây và nước ép trái cây mà bạn nhận được là hoàn toàn khác nhau. Trong nghiên cứu mới cho thấy nước ép trái cây không thực sự tốt như chúng ta vẫn nghĩ. 


Nguy cơ bị tiểu đường

Những người uống nước ép trái cây làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 8% là kết luận trong nghiên cứu tại trường Y khoa Havard. Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu uống nửa lít nước nho ép nguyên chất hằng ngày trong khoảng ba tháng. Kết quả cho thấy nước trái cây có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, tuy nhiên nó cũng làm tăng khả năng chống lại insulin của cơ thể.

Gây bệnh tim mạch


Theo nghiên cứu của tiến sĩ Matthew – giảng viên trường Đại học Công nghệ Swinburne tại Úc cho thấy việc sử dụng nước uống trái cây hàng ngày có thể gia tăng áp lực máu dẫn đến các bệnh về tim mạch và suy giảm ý thức cho người sử dụng.

Nước ép trái cây chứa các thành phần có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến hormone điều chỉnh đường trong máu như hormone insulin, glucagons và hormone tăng trưởng. Nếu sự mất cân bằng kinh niên của các hormone này không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nó còn là thủ phạm khiến cơ thể phát triển các bệnh tim mạch và tiểu đường, thậm chí tăng gấp đôi khả năng đột tử do nhồi máu cơ tim.

Chứa một số hóa chất

Nước ép trái cây đóng hộp thường không có mùi vị như nước ép thật, do đó nhà sản xuất thường thêm vào các loại hóa chất để tái tạo lại hương vị. Trong các gói hương vị này có thể chứa một lượng lớn hóa chất ethyl butyrate, một chất mô phỏng lại mùi thơm của nước cam vắt tươi, vì thế không có gì là tự nhiên trong các loại nước ép này.

Hấp thụ quá nhanh


Hội đồng Nghiên cứu Y khoa, nghiên cứu về dinh dưỡng con người tại Cambridge, Anh tiết lộ không có bất cứ chất dinh dưỡng nào tồn tại trong thứ nước mà vẫn được coi là “bổ dưỡng” này. Nhà nghiên cứu chính lý giải các loại nước ép trái cây được cơ thể hấp thụ quá sớm và theo thời gian nó đến được dạ dày, cơ thể sẽ không thể nhận biết liệu chất lỏng đó là nước ngọt hay nước hoa quả.

Giảm cân không hiệu quả

Các chuyên gia sẽ nói rằng, ăn một quả cam sẽ làm tăng cảm giác no hơn so với uống nước ép. Uống sinh tố sẽ cung cấp rất nhiều đường cho cơ thể bạn, và nó khiến bạn dễ bị béo phì hơn.

Những nguyên tắc uống nước ép trái cây 


Không uống khi đói bụng

Tuyệt đối không được uống nước ép trái cây vào buổi sáng sớm hay khi đói bụng, vì khi đó các chất axit có trong nước ép sẽ gây tổn hại dạ dày. Thời điểm để uống nước ép trái cây tốt nhất là giữa 2 bữa ăn, hoặc trước bữa ăn 30-40 phút. Ngoài ra, trong nước ép có hàm lượng đường nhất định giúp bổ sung thể lực nhanh chóng, nên nước ép trái cây cũng thích hợp để uống sau khi vận động hay khi mệt mỏi.

Không uống nước ép trái cây cùng sữa

Trong nước ép trái cây có chứa hàm lượng axit tartaric và sẽ phản ứng với lượng protein có trong sữa khi bạn pha chúng với nhau. Việc làm này không chỉ gây trở ngại cho quá trình hấp thụ của cơ thể, mà còn có thể gây đau bụng với những ai có dạ dày yếu. Nên uống sữa và nước ép trái cây cách nhau ít nhất 30 phút.

Không hâm nóng nước ép trái cây

Vào mùa đông, một số người có thói quen hâm nóng nước trái cây để giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, vitamin C rất dễ bị biến chất hoặc bay hơi khi gặp nhiệt độ cao, do đó việc hâm nóng nước hoa quả sẽ làm triệt tiêu loại vitamin có trong hầu hết các loại trái cây này.

 Không sử dụng thìa kim loại để khuấy

Khuấy nước trái cây bằng thìa kim loại sẽ gây ra phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, kim loại có khả năng phá hủy vitamin C – loại vitamin có trong hầu hết các loại trái cây.

 Không uống thuốc với nước ép trái cây

Nhiều loại nước ép trái cây sẽ gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước cam, nước táo có thể làm giảm sự hấp thu của một loại thuốc, làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được.

 [mecloud]agMUfmxZPY[/mecloud]

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam