Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tháo gỡ những khủng hoảng ngành sư phạm
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo một số vấn đề hiện nay của đào tạo sư phạm, trong đó có thực trạng tuyển sinh đợt 1 năm 2017 của các ngành sư phạm. Trong đó, ông Nhạ xác nhận việc một số trường đưa ra mức điểm chuẩn sư phạm đầu vào thấp đã khiến xã hội lo ngại về chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai.
Điểm trung bình của thí sinh trúng tuyển sư phạm cao hơn so với 2 năm trước, nhưng nhìn tổng thể ngành sư phạm không tuyển được nhiều thí sinh điểm cao, nhiều trường, mặc dù điểm đầu vào thấp nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, những vấn đề liên quan tới tuyển sinh, đào tạo sư phạm và dư luận vừa xới lên trong thời gian vừa qua là không mới. Vì thế, cuộc họp hôm nay sẽ bàn lại những vấn đề mà Chính phủ cùng Bộ Giáo dục-Đào tạo và các bộ ngành liên quan đã thống nhất với nhau, trong đó liên quan tới một đề án đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2016, mà theo đề án này thì tới năm 2020 sẽ không đào tạo ngành sư phạm ở trình độ cao đẳng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo về thực trạng tuyển sinh ngành sư phạm. Q.H
Ông nói: "Tháng 4.2016 tôi chỉ đạo và ký quyết định về phê duyệt đề án đào tạo đội ngũ ngành sư phạm. Đó là thời điểm ký, nhưng quá trình chuẩn bị là một năm rưỡi, nghĩa là cái mốc xuất phát điểm là 2015. Trong quyết định đó nói rõ đến năm 2020 ngành sư phạm sẽ đào tạo thêm 60.000 người.
Nhưng theo như Bộ GD-ĐT báo cáo, riêng năm 2015 chúng ta đã đào tạo 70.000 người, nghĩa là 2016 sẽ không được tuyển thêm ai. Cứ cho là mốc bắt đầu từ 2016, thì ngay năm đó ta đã cho chỉ tiêu xấp xỉ 60.000. Chúng ta đã có quyết định của Thủ tướng nhưng mà chúng ta không thực hiện nghiêm. Nếu thực hiện đúng thì từ năm ngoái đã phải tuyển rất ít cho ngành sư phạm, và năm nay sẽ không tuyển nữa mà chỉ tập trung đào tạo lại, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thôi".
Cuối cuộc họp, ông Đam một lần nữa khẳng định trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, giáo viên đóng vai trò quyết định, tuy nhiên nhìn vào thực trạng hiện nay thì thấy chất lượng giáo viên chưa đồng đều. “Nói chung chúng ta có đội ngũ tốt nhưng một bộ phận còn chậm trong việc cập nhật kiến thức, kỹ năng, rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu nhất là khi đổi mới”, ông nói.
Liên quan đến chất lượng đào tạo trong hệ thống sư phạm, ông Đam cho rằng do số lượng các trường tham gia đào tạo sư phạm hiện nay quá nhiều, mà các địa phương quản là chính, số trường do Bộ GD-ĐT quản lý không nhiều. Việc phân bổ giáo viên có tính địa phương nên hầu hết giáo viên người ở tỉnh/thành nào thì học và dạy ở tỉnh/thành đó, nên nếu các địa phương không chú ý đến đào tạo sư phạn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục ngay tại địa phương.
Có thực trạng hiện nay là sinh viên tốt nghiệp sư phạm đi xin việc đúng nghề đã rất khó, đi tìm các việc trái nghề còn khó hơn. Trong khi đó các trường phổ thông hiện còn rất nhiều giáo viên vào hợp đồng và phải chờ đợi từ nhiều năm nay nhưng không có biên chế để được tuyển dụng chính thức.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
“Tại sao điểm vào cao đẳng và một số trường đại học (ngành sư phạm) thấp như vậy? Không phải tất cả do chất lượng đào tạo sư phạm kém. Có một số trường sư phạm tốt, cả về điều kiện lẫn lực lượng giảng viên. Nguyên nhân chính là do đào tạo sư phạm ra trường khó xin việc”, ông Đam nói.
Theo ông Đam, đầu ra đảm bảo là yếu tố quyết định, trong khi chúng ta chưa đánh giá được thật sát nhu cầu nhân lực trong ngành sư phạm nên thừa thiếu cục bộ. Vì thế cần phải đánh giá rất sát điều này, bởi vì không thể nói dạy tốt mà lại thiếu giáo viên. Phải đánh giá, khảo sát giáo viên của từng cấp, từng môn, để xem giáo viên nào có thể chuyển đổi được thì chuyển đổi, hoặc để đào tạo lại để sử dụng tốt. Qua đó có sự đánh giá để tiến tới việc xem xét chuẩn hóa nâng dần trình độ lên.
“Đề nghị Bộ GD-ĐT đánh giá để xác định được mặt bằng các trường sư phạm ở địa phương. Có những địa phương có nhiều trường, quy hoạch theo hướng phân bố các trường đảm bảo đủ, không được thiếu. Hướng tới có một số trường trọng điểm, có chi nhánh ở các địa phương để đảo bảo chất lượng đồng đều”, Phó thủ tướng chia sẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không cần cấp phép bài hát đã quen thuộc
- Thủ tướng Canada gây sốt khi đưa con trai 3 tuổi tới phòng họp
- Ảnh thời trẻ phong trần của Thủ tướng Canada gây sốt mạng
- Sốt xuất huyết ở Tây Nguyên: Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, phòng chống dịch
- Thủ tướng yêu cầu địa phương không kéo lên Trung ương chúc Tết
- Thủ tướng gửi thư khen ngợi các cô giáo cứu trẻ mầm non trong lũ
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua