Phụ nữ ở nhà chăm con: không ‘lùi’ mà đang ‘tiến’
Khi bàn tới vấn đề phụ nữ nên “dấn thân” hay “lùi bước”, tôi nghĩ nhiều người với cách nghĩ hiện đại sẽ ủng hộ việc nên “dấn thân” bởi đã qua rồi cái thời phụ nữ chỉ biết quẩn quanh trong bếp.
Mặt khác, nhiều câu chuyện được dẫn ra với “hậu quả” nặng nề nếu phụ nữ chỉ chấp nhận hy sinh sự nghiệp để chăm lo gia đình, nào là bị chồng khinh thường, sống ăn bám, không có quyền tự quyết. Nhưng điều đó không có nghĩa việc phụ nữ “lùi bước” để vun vén tổ ấm không phải là lựa chọn tốt. Riêng với hoàn cảnh của tôi, đó là một sự lựa chọn khá hoàn hảo khi đã cân nhắc kĩ lưỡng.
Tôi lập gia đình khá muộn bởi vậy ngay sau khi cưới, vợ chồng tôi đều muốn có con ngay. Nhưng một thời gian khá dài, chúng tôi mới được toại nguyện. Vấn đề nảy sinh khi con ra đời là tôi đi làm khá xa, nếu tiếp tục công việc, tôi sẽ phải chấp nhận để con lại cho ông bà chăm khi hết thời gian nghỉ thai sản.
Vì trường tôi đang công tác thuộc một xã miền núi vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn, thiếu thốn đủ đường, đường xá cách trở, điện còn chưa có, tôi không dám mạo hiểm mang con theo vào chốn “rừng thiêng nước độc” này. Mặc dù khi dạy ở đây, tôi được hưởng lương và phụ cấp khá cao.
Suốt những năm bám trụ, tôi vẫn hy vọng mình sẽ được điều chuyển về vùng thuận lợi hơn nhưng đúng là “đi dễ khó về”, gần mười năm rồi vẫn không có gì thay đổi. Nếu tôi quyết định nghỉ việc thì coi như công sức phấn đấu mấy năm trời đổ xuống sông xuống biển.
Khi gần hết thời gian nghỉ sinh, nhìn con ngủ mà tôi rơi nước mắt vì vừa sợ xa con vừa sợ mất việc. Nếu ở nhà với con thì tôi sẽ chính thức thất nghiệp, nghĩ lại khoảng thời gian hai năm trời chờ đợi công việc lúc mới ra trường, tôi ớn lạnh. Tôi hiểu cảm giác chán nản, tự ti của một người không có công ăn việc làm. Trong khi đó, chồng tôi là bộ đội biên phòng, thời gian ở đơn vị nhiều hơn ở nhà.
May mắn thay, giữa lúc tôi đang rơi vào khủng hoảng không biết tính sao cho trọn thì chồng tôi được nghỉ phép về thăm nhà. Bao nhiêu băn khoăn trăn trở, tôi dồn cả vào chồng. Tôi biết, anh cũng đắn đo nhiều nhưng anh không ép tôi phải lựa chọn. Anh chỉ nói với tôi hai điều, thứ nhất, tôi có thực sự thích nghề dạy học không, thứ hai tôi phải xác định bỏ việc ở nhà hay tiếp tục đi làm có lợi hơn đối với cuộc sống hiện tại.
Từ gợi ý của chồng, mọi việc dường như sáng rõ, việc đi dạy không phải là ý nguyện của tôi mà một phần do hoàn cảnh, sở thích của tôi là kinh doanh, mặt khác, việc tôi ở nhà chăm con trong thời điểm hiện tại có nhiều lợi ích hơn vì con còn nhỏ và chúng tôi phải khó khăn lắm mới có em bé. Chồng tôi động viên, với thu nhập hiện tại, gia đình không đến nỗi khó khăn về kinh tế, cơ bản tôi phải biết vượt qua trở ngại về tâm lý.
Vậy là tôi quyết định ở nhà nuôi con. Trong suốt hai năm đầu, tôi chỉ làm việc nhà, nhìn con lớn lên khỏe mạnh, tôi thấy rất hạnh phúc. Thời gian đó, tôi lên mạng để tìm công thức nấu thức ăn bổ dưỡng cho con, trao đổi cách chăm em bé với các mẹ trên diễn đàn. Tôi nhận thấy nhiều bà mẹ muốn con được ăn ngon, bổ nhưng không có thời gian, tôi đã có ý định mở dịch vụ cung cấp thức ăn cho các bé đang độ tuổi ăn dặm.
Không ngờ, khi tôi mở hàng, nhiều bà mẹ hưởng ứng nhiệt tình, khách hàng lần lượt tìm đến. Công việc cũng không quá vất vả, vừa nấu cho con, vừa để bán. Nhờ vậy, tôi có nguồn thu nhập khá ổn định mà vẫn chăm con tốt. Điều kì lạ, tôi thấy rất hứng thú với công việc mới này như chạm đúng sở nguyện bấy lâu. Khi con đến tuổi đi mẫu giáo, tôi mở rộng thêm việc cung cấp bữa trưa cho người già khi con cái bận việc không nấu được.
Tôi đã tìm đọc thêm nhiều sách về dinh dưỡng cho người già và trẻ em để nâng cao thêm tay nghề nấu nướng. Một thời gian, vì khách đông, tôi phải nhờ thêm hai bà mẹ cùng cảnh phụ giúp. Hiện tại, tôi đang mang thai đứa con thứ hai và vẫn làm việc tại nhà. Tôi thấy thực sự hạnh phúc với lựa chọn của mình.
Với thu nhập hiện tại, tôi đủ lo cho cả nhà, còn tiền lương chồng gửi về để dành tiết kiệm. Có nhiều người hỏi: tôi có thấy tiếc khi bỏ nghề dạy học không?, tôi trả lời không chút đắn đo: hoàn toàn không.
Tôi nghĩ, khi phụ nữ ở nhà chăm con không phải là “lùi bước” mà có thể là đang “tiến bước” ở một lĩnh vực khác. Nếu không có quyết định năm xưa, chắc chắn cuộc sống của tôi không được như bây giờ.
Điều tôi cảm thấy may mắn là mình có được sự thông cảm và đồng hành của chồng. Có điều tôi muốn nhắn nhủ đến chị em phụ nữ đang phải đứng giữa sự lựa chọn “dấn thân” hay “lùi bước” là dù có phải “lùi bước” vì hoàn cảnh nhưng phải tính toán thật kĩ để mình còn có một con đường an toàn.
Nghĩa là, ở nhà nhưng phải tìm kiếm cơ hội để có thể tự chủ tài chính, không phụ thuộc hoàn toàn vào chồng. Ở nhà không có nghĩa là vô dụng, buông xuôi và vô dụng. Hiện nay, có rất nhiều công việc cho chị em có thể làm tại nhà như bán hàng online hoặc làm đồ gia công, tư vấn dinh dưỡng. Có thể đó chỉ là công việc tạm thời nhưng sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Các chị em có thể tiếp tục tìm kiếm một công việc ổn định hơn sau khi con đã lớn.
Sau một vài năm kinh doanh online, tôi dự định sẽ mở một cửa hàng bán thức ăn cho trẻ em và người già và đó sẽ là đường đi lâu dài của bản thân tôi. Chồng tôi thường đùa, tôi lùi một bước nhưng sẽ tiến được vài bước. Tôi ngẫm thấy cũng đúng.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 10 lời khuyên không thể tệ hơn khi chăm con, bố mẹ nào cũng cần tránh xa
- Bí quyết chăm con ngoan ngoãn vẫn nhàn tênh của cha mẹ Pháp
- Nam Cường: 'Tôi vào diễn đàn mẹ bỉm sữa để học chăm con'
- Những món đồ 2017 giúp mẹ bận rộn tiết kiệm thời gian chăm con
- Những lưu ý trong việc chăm con khỏe khi thời tiết bất thường
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua