Sai lầm khi điều trị tay chân miệng khiến bệnh trở nặng
Cha mẹ cần chú ý tránh những sai lầm khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
Số trẻ mắc bệnh tay chân miệng mỗi ngày một tăng cao, bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện thì các bậc cha mẹ cũng có thể điều trị tay chân miệng cho trẻ ngay tại nhà, nhưng cần tránh những sao lầm dưới đây.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tránh những sai lầm phổ biến này (Ảnh minh họa)
Không cách ly trẻ với trường lớp
Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, nhiều cha mẹ vì quá bận rộn nên vẫn cho trẻ đến trường. Điều này là vô cùng sai lầm.
Do đó, khi trẻ phát hiện tay chân miệng, cha mẹ cần cho trẻ cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác gây bùng phát dịch.
Không vệ sinh răng miệng
Khi bị tay chân miệng, trong miệng các em sẽ mọc các nốt phỏng, sợ trẻ bị đau nên cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ. Đây là một sai lầm. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…
Cha mẹ nên vệ sinh cho trẻ bằng nước muối sinh lý, xúc miệng cho trẻ sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy. Khuyến khích trẻ uống nước nhiều, xúc miệng nước muối. Bằng cách này sẽ không gay nguy hiểm mà vẫn làm sạch răng miệng.
Kiêng tắm
Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc tay chân miệng sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Hạ sốt sai cách cho trẻ bị tay chân miệng
Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm vì ủ ấm khi con bị sốt. Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ trở lên các bạn cần cho bé uống ngay thuốc hạ sốt có thể là acetaminophen hoặc paracetamol. Liều lượng tính theo cân nặng, 4 – 6 tiếng uống lại 1 lần.
Nếu trẻ sốt cao và có dấu hiệu mất nước cần cho bé uống kèm nước oresol để cân bằng điện giải và bù nước. Nếu bé sốt cao trên 40 độ mà uống thuốc không hạ cần đưa bé đến ngay trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bộ Y tế lên tiếng thông tin Việt Nam bùng phát tay chân miệng do virus biến đổi gen
- Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu cần đưa trẻ mắc tay chân miệng đi viện ngay lập tức, tránh tử vong
- Ghi nhận biến chứng bệnh tay chân miệng gây nhiễm trùng thần kinh trung ương
- Các bệnh viện 'quay cuồng' với dịch bệnh tay chân miệng
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ gia tăng: Hướng dẫn cách phòng tránh cho bé
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua